Với bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam được định hướng từ tổ chức y tế thế giới WHO, bố mẹ có thể an tâm biết được con mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ phát triển. Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe phù hợp hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viêt sau đây.

1. Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam 0-10 tuổi

Lập bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo từng quãng thời gian phát triển và so sánh với bảng chuẩn của WHO là cách đơn giản nhất để đánh giá sơ bộ sự phát triển của trẻ.

Bảng đo chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn đối với bé gái

Tháng tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
Sơ sinh 2.4 3.2 4.2 45.4 49.1 52.9
1 tháng 3.2 4.2 5.5 49.8 53.7 57.6
2 tháng 3.9 5.1 6.6 53 57.1 61.1
3 tháng 4.5 5.8 7.5 55.6 59.8 64
4 tháng 5.0 6.4 8.2 57.8 62.1 66.4
5 tháng 5.4 6.9 8.8 59.6 64 68.5
6 tháng 5.7 7.3 9.3 61.2 65.7 70.3
7 tháng 6.0 7.6 9.8 62.7 67.3 71.9
8 tháng 6.3 7.9 10.2 64 68.7 73.5
9 tháng 6.5 8.2 10.5 65.3 70.1 75
10 tháng 6.7 8.5 10.9 66.5 71.5 76.4
11 tháng 6.9 8.7 11.2 67.7 72.8 77.8
1 tuổi 7.0 8.9 11.5 68.9 74.7 79.2
15 tháng 7.6 9.6 12.4 72.0 77.5 83
18 tháng 8.1 10.2 13.2 74.9 80.7 86.5
21 tháng 8.6 10.9 14.0 77.5 83.7 89.8
2 tuổi 9.0 11.5 14.8 80 86.4 92.9
2,5 tuổi 10.0 12.7 16.5 83.6 90.7 97.7
3 tuổi 10.8 13.9 18.1 87.4 95.1 102.7
3,5 tuổi 11.6 15.0 19.8 90.4 99 107.2
4 tuổi 12.3 16.1 21.5 94.1 102.7 111.3
4,5 tuổi 13.0 17.2 23.2 97.1 106.2 115.2
5 tuổi 13.7 18.2 24.9 99.9 109.4 118.9
5,5 tuổi 14.6 19.1 26.2 102.3 112.2 122
6 tuổi 15.3 20.2 27.8 104.9 115.1 125.4
6,5 tuổi 16 21.2 29.6 107.4 118 128.6
7 tuổi 16.8 22.4 31.4 109.9 120.8 131.7
7,5 tuổi 17.6 23.6 33.5 112.4 123.7 134.9
8 tuổi 18.6 25 35.8 115 126.6 138.2
8,5 tuổi 19.6 26.6 38.3 117.6 129.5 141.4
9 tuổi 20.8 28.2 41 120.3 132.5 144.7
9,5 tuổi 20 30 43.8 123 135.5 148.1
10 tuổi 23.3 31.9 46.9 125.8 138.6 151.4

Bảng đo chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn đối với bé trai

Tháng tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
Sơ sinh 2.5 3.3 4.4 46.1 49.9 53.7
1 tháng 3.4 4.5 5.8 50.8 54.7 58.6
2 tháng 4.3 5.6 7.1 54.4 58.4 62.4
3 tháng 5 6.4 8 57.3 61.4 65.5
4 tháng 5.6 7.0 8.7 59.7 63.9 68
5 tháng 6.0 7.5 9.3 61.7 65.9 70.1
6 tháng 6.4 7.9 9.8 63.3 67.6 71.9
7 tháng 6.7 8.3 10.3 64.8 69.2 73.5
8 tháng 6.9 8.6 10.7 66.2 70.6 75
9 tháng 7.1 8.9 11 67.5 72.0 76.5
10 tháng 7.4 9.2 11.4 68.7 73.3 77.9
11 tháng 7.6 9.4 11.7 69.9 74.5 79.2
1 tuổi 7.7 9.6 12.0 71.0 75.7 80.5
15 tháng 8.3 10.3 12.8 74.1 79.1 84.2
18 tháng 8.8 10.9 13.7 76.9 82.3 87.7
21 tháng 9.2 11.5 14.5 79.4 85.1 90.9
2 tuổi 9.7 12.2 15.3 81.0 87.1 93.2
2,5 tuổi 10.5 13.3 16.9 85.1 91.9 98.7
3 tuổi 11.3 14.3 18.3 88.7 96.1 103.5
3,5 tuổi 12 15.3 19.7 91.9 99.9 107.8
4 tuổi 12.7 16.3 21.2 94.9 103.3 111.7
4,5 tuổi 13.4 17.3 22.7 97.8 106.7 115.5
5 tuổi 14.1 18.3 24.2 100.7 110.0 119.2
5,5 tuổi 15 19.4 25.5 103.4 112.9 122.4
6 tuổi 15.9 20.5 27.1 106.1 110.0 125.8
6,5 tuổi 16.8 21.7 28.9 108.7 118.9 129.1
7 tuổi 17.7 22.9 30.7 111.2 121.7 132.3
7,5 tuổi 18.6 24.1 32.6 113.6 124.5 135.5
8 tuổi 19.5 25.4 34.7 116 127.3 138.6
8,5 tuổi 20.4 26.7 37 118.3 129.9 141.6
9 tuổi 21.3 28.1 39.4 120.3 132.6 144.6
9,5 tuổi 22.2 29.6 42.1 122.8 135.2 147.6
10 tuổi 23.2 31.2 45.0 125 137.8 150.5

Chú thích:

  • -2SD: Bệnh suy dinh dưỡng, thiếu cân và còi xương
  • TB: Mức trung bình
  • +2SD: Tình trạng thừa cân, béo phì, vượt mức cho phép

Từ hai bảng trên, có thể thấy bé từ lúc mới sinh đến khi 1 tuổi có tốc độ phát triển nhanh nhất và sau đó dần chững lại qua các năm. Đây cũng là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi theo từng ngày và bạn cần cân đo mỗi tháng 1 lần.

Với những số liệu cụ thể, bạn có thể so sánh và đánh giá con mình đang nằm ở mức vào. Liệu có thiếu hay dư thừa những hoạt chất cần thiết hay không? Từ đó, mẹ có thể thay đổi thực đơn hoặc các hoạt động thường ngày để giúp bé phát triển cân nặng và chiều cao đúng tiêu chuẩn.

Kiểm tra cân nặng và chiều cao thường xuyên trong giai đoạn sơ sinh

2. Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Từ sự so sánh thực tế như trên, mẹ có thể phát hiện trẻ có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng thấp còi hay không.

  • Bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi thường phát triển chiều cao và cân nặng chậm không đúng với bảng tiêu chuẩn
  • Trẻ lười vận động và không muốn tham gia các hoạt động vui chơi với bạn bè đồng trang lứa
  • Răng mọc chậm và hay bị táo bón do rối loạn tiêu hoá, các bệnh liên quan đến đường ruột
  • Tóc rụng nhiều đặc biệt ở vùng sau gáy và rụng vành khăn
  • Tay chân nhỏ và phát triển chậm, có xu hướng bị vòng kiềng

Nếu trẻ đang có những dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa con nhỏ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Cách đo chiều cao cân nặng chính xác

3.1. Mẹo đo chiều cao chính xác

Đối với con nhỏ dưới 2 tuổi, các mẹ thường lúng túng trong việc đo chiều cao vì lúc này bé chưa nhận thức và thường quấy khóc khi bị ép đo chiều cao. Lúc này, bạn có thể sử dụng phương pháp đo nằm hoặc vạch các mức đo bằng thước trên sàn nhà. Đặt trẻ nằm trên vạch và giữ phần đầu và chân bé thẳng một cách nhẹ nhàng. Chân bé chạm vạch không và phần đỉnh đầu là đỉnh chính xác chiều cao của bé.

Đối với các bé lớn hơn có thể tự đứng được thì phần việc này diễn ra dễ dàng hơn với việc đo chiều cao bằng thước đứng. Bé chỉ cần đứng sát vách tường, chân chạm đất và vuông góc với sàn nhà. Đỉnh đầu chạm với tường phía trên là điểm đo chiều cao chính xác của bé.

Cách đo chiều cao cho bé tại nhà

3.2. Mẹo đo cân nặng chính xác

Tương tự như đo chiều cao, việc đo cân nặng bé ở từng thời điểm khác nhau cũng khác nhau về phương pháp và loại cân sử dụng. Theo như bảng cân nặng nói trên, chỉ số có độ sai lệch với số lẻ nên bạn được khuyến khích dùng cân điện tử để đo chính xác.

Với trẻ sơ sinh bạn có thể sử dụng cân chuyên dụng và đặt bé nằm yên trên bàn cân. Với bé lớn tuổi hơn thì bố mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc cân riêng.

4. Chiều cao cân nặng không đạt chuẩn phải làm sao?

Nếu cân nặng và chiều cao của bé không đạt chuẩn WHO, bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây.

Cân đối chế độ dinh dưỡng: Thực đơn dinh dưỡng được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần hình thành một cơ thể khỏe mạnh. Mẹ cần lên thực đơn có đủ 4 nhóm chất:

  • Chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, các loại đậu…
  • Chất bột đường: khoai lang, khoai môn, gạo, bánh mì, bắp,…
  • Chất béo: dầu oliu, dầu mè…
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin A, B, Canxi, Sắt, Kẽm, Iot… có trong hoa quả, các loại rau xanh đậm, thủy hải sản…
  • Đa dạng các món ăn và cách chế biến để bé thêm thích thú khi ăn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Thay đổi chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt: Nghỉ ngơi và vận động phù hợp với độ tuổi sẽ thúc đẩy các cơ quan bên trong cơ thể nhận được dinh dưỡng, năng lượng để phát triển tối ưu. Mẹ nên tập cho bé ngủ và thức dậy đúng giờ. Không thỏa hiệp khi bé mè nheo hay làm nũng.

Lên thời gian biểu luyện tập thể dục thể thao khoa học và phù hợp với thể trạng của trẻ: ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những bài tập riêng. Như trẻ sơ sinh thường tập động tác đạp xe, trẻ trên 2 tuổi tập đi lại và thư giãn nhẹ nhàng. Những trẻ lớn hơn có thể tham gia các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe…

Điều quan trọng là cần lên thời gian tập hợp lý, phù hợp với giờ giấc nghỉ ngơi, học tập. Giữa các giờ giải lao có thể bổ sung dưỡng chất bằng các món ăn nhẹ hoặc thức uống tăng cường năng lượng hợp lý.

 Lựa chọn bài tập đúng với độ tuổi

Bổ sung bộ ba chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp gồm Canxi nano và Vitamin D3, Vitamin K2 (MK7): Đây là các dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành hệ xương khớp dẻo dai và đẩy lùi bệnh còi xương ở trẻ.

Canxi nano là dạng Canxi có kích thước siêu nhỏ, được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn, nhiều gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Nhờ đó, Canxi được hấp thu tối đa từ ruột vào máu, không còn dư thừa trong ruột nên không thể gây táo bón, hay sỏi thận.

Vitamin D3 là một dạng tiền Vitamin D, có vai trò làm cầu nối đưa Canxi từ thành ruột vào máu.

MK7 là loại Vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên, có vai trò đưa toàn bộ Canxi trong máu đến tận mô xương, đồng thời tăng lượng Collagen cho xương chắc khỏe.

Bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 chính là giải pháp hữu hiệu giúp hệ xương nhận được tối đa Canxi để chắc khỏe và phát triển, phòng ngừa loãng xương, còi xương.

Với những thông tin quan trọng về tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam trên đây, hi vọng bố mẹ đã có cho mình kiến thức sức khỏe hữu ích. Hãy áp theo sát thông tin chiều cao và cân nặng trên để chăm sóc con nhỏ tốt hơn mỗi ngày.

Để được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 19001259 / 0896509509

Sản phẩm khuyên dùng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gói cốm Pre Vipteen 2 – Hỗ trợ phát triển chiều cao và tăng sức đề kháng. Pre Vipteen 2 chứa 2 nhóm dưỡng chất chính:
  • Nhóm 1 chứa bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, Mk7 (từ Nhật Bản) cùng đa dạng các khoáng chất, hoạt chất sinh học hỗ trợ phát triển chiều cao, hỗ trợ cải thiện và hạn chế tình trạng còi xương, thấp còi. Hỗ trợ phát triển xương và răng.
  • Nhóm 2 chứa Immune alpha, Colustrum (sữa non), FoS
Gói cốm Pre Vipteen 2: 215.000đ/hộp 20 gói
Gói cốm Pre Vipteen 2 dùng tốt cho trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi đặc biệt trong các trường hợp sau:
  • Trẻ cần tăng chiều cao
  • Trẻ bị còi xương, thấp còi
  • Trẻ muốn xương và răng chắc khỏe.
  • Trẻ cần tăng sức đề kháng.

    Viên uống VipteenPre-Vipteen 2Pre-Vipteen 3
    Tìm nhà thuốc gần nhất -Hãy liên hệ: 1800.558889 (miễn cước) để được hướng dẫn mua hàng và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn Sản phẩm của Công ty CP dược phẩm Vinh Gia Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế thuốc chữa bệnh Giấy XN NDQC số: 1915/2021/ATTP-XNQC  

    Quân Mr