Rối loạn tiêu hóa là hội chứng ai cũng có thể gặp vài lần trong đời. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng rối loạn tiêu hóa có thể khiến bạn khó chịu và gặp những bất tiện trong cuộc sống. Những liên quan đến rối loạn tiêu hóa như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh…. sẽ có trong nội dung dưới đây.
1. Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và làm thay đổi vấn đề đại tiện.
2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Ăn uống không hợp lý
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ lên men, thực phẩm chua cay, uống nhiều rượu bia, nước ngọt có ga hoặc thói quen ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc, ăn quá no, ăn uống thất thường… có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
Bệnh đường tiêu hóa
Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng cấp tính, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét ruột thừa… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật này sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do lạm dụng kháng sinh, thường gặp nhất ở trẻ em.
Sử dụng nhiều thức uống có cồn
Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì thế nếu sử dụng đồ uống có cồn có thể làm rối loạn tiêu hóa.
Luyện tập quá sức cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa
Thói quen tập thể dục trong thời gian dài hoặc quá sức có thể không tốt cho các tế bào ở đường ruột, dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, rối loạn đường tiêu hóa.
Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh
Một số loại thuốc như kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid, hay một số loại thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch… nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra phản ứng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh.
Căng thẳng, áp lực kéo dài
Có một loại hormone tên là Serotonin có nhiều trong hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Nên khi bạn bị stress sẽ khiến hệ tiêu hóa sinh ra hormone này và gây ra rối loạn tiêu hóa. Căng thẳng nhiều sẽ làm máu lưu thông kém dẫn đến việc co bóp dạ dày giảm dần, làm thức ăn bị ứ đọng, khó tiêu gây đầy bụng.
3. Những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
Chướng bụng, đầy hơi
Rối loạn tiêu hóa khiến bụng của bạn căng tròn, óc ách như vừa mới ăn no mặc dù bụng hoàn toàn rỗng. Nguyên nhân là do hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, khiến cho một phần thức ăn nào đó của bữa trước không được tiêu hóa hết lên men, sinh khí nhưng không được thải ra ngoài nên gây trướng bụng.
Rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn, nôn nhiều
Rối loạn tiêu hóa có thể gây nôn nao trong người, buồn nôn hoặc nôn, có thể kèm theo hơi thở có mùi, sốt cao, mất nước.
Chán ăn
Cảm giác đắng miệng, không muốn ăn gì là triệu chứng có thể gặp khi bạn bị rối loạn tiêu hóa.
Ợ hơi, ợ nóng
Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy triệu chứng này xuất hiện có thể bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
Đau bụng
Có thể nói đau bụng là triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên khi bạn bị rối loạn tiêu hóa. Đau bụng riêng một vùng duy nhất hoặc đau dọc theo khung hình chữ u úp ngược của vùng bụng hoặc đau cả bụng. Những cơn đau có biểu hiện khác nhau lúc thì lâm râm, âm ỉ nhưng có khi lại quặn đau dữ dội. Có một số trường hợp cơn đau bụng có thể lan ra sau lưng hoặc đau lan lên vùng xương ức.
Rối loạn đại tiện
Sau cơn đau bụng bạn sẽ có cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức, có thể là phân lỏng, tiêu chảy, phân nát, nhầy hoặc toàn nước, táo bón và có cảm giác mót rặn.
4. Đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
Ai dễ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng dễ gặp phải và ai cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Và được đánh giá là bệnh lý đường ruột thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới với tỷ lệ mắc lên đến 20% dân số mỗi năm.Tuy nhiên nhóm đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa hơn hẳn những người bình thường là những người mắc các bệnh như dạ dày, gan, viêm đại tràng cấp tính, viêm ruột, tiểu đường
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa có thể kể đến là thói quen sinh hoạt không đảm bảo khoa học, ăn uống không hợp lý hay thói quen sử dụng rượu bia, lạm dụng thuốc kháng sinh. Khi tâm lý căng thẳng, thường xuyên lo lắng, áp lực sẽ gây ảnh hưởng đến sự co bóp của nhu động ruột từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa.
5. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Hội chứng rối loạn tiêu hóa không là bệnh thường gặp và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của người bệnh.
Ở mức độ nhẹ, rối loạn tiêu hóa gây căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu cho bạn. Việc đại tiện nhiều lần dễ làm bạn mất nước. Chán ăn, sút cân có thể xảy ra. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn.
Nếu rối loạn tiêu hóa không được điều trị kịp thời sẽ có thể biến chứng như hệ tiêu hóa kém, rối loạn chức năng. Kéo dài gây có thể gây các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, Polyp đại tràng, xuất huyết đại tràng thậm chí ung thư đại tràng. Tiêu chảy kéo dài do rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến mất nước, mất chất điện giải dẫn đến suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê có thể dẫn đến tử vong.
6. Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa
Hỏi tiền sử người bệnh
Khi bạn đến khám ở bệnh viện, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số yếu tố như tiền sử gia đinh có ai mắc rối loạn hay không, bạn đã từng phẫu thuật chưa hoặc có sử dụng loại thuốc kháng viêm, hay bạn có uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng chất kích thích, có bị stress, căng thẳng hay không? Từ những thông tin này bác sĩ sẽ sơ bộ xác định bệnh.
Dựa vào triệu chứng
Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau vùng thượng vị, buồn nôn, khó chịu, ợ nóng… là những triệu chứng thường thấy khi rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng này để chẩn đoán bệnh. Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng hơn sẽ có thêm các dấu hiệu mà bác sĩ cũng nhờ đó chẩn đoán như sụt cân nhanh, chán ăn, ăn nhanh no, cổ họng đau, chảy máu tiêu hóa, phân đỏ hoặc đen…
7. Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
7.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có thể giúp giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để tránh suy kiệt cơ thể. Chế độ dinh dưỡng cần chú ý cung cấp các dưỡng chất mà không làm hệ tiêu hóa bị kích thích và hoạt động quá tải. Chế độ dinh dưỡng cần cho điều trị rối loạn tiêu hóa nên có món trứng, món cá biển ít nhất 3 lần/tuần. Nên ưu tiên ăn thịt trắng như thịt gia cầm, đậu phụ vừa có chất đạm và chất xơ.
Ngoài thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, hoa quả, nước, chất điện giải, sữa chua cũng nên được bổ sung thường xuyên. Chuối, ổi là loại trái cây giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, táo bón. Vitamin C trong hoa quả sẽ giúp hồi phục vết loét trên thành ruột. Sữa chua sẽ giúp bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường tiêu hóa.
Bên cạnh các thực phẩm tốt thì bạn cũng nên tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga, thực phẩm cay nóng…
7.2. Thường xuyên tập thể dục
Để giúp xoa dịu hệ tiêu hóa, giúp kích thích hoạt động co bóp của ruột, làm hệ tiêu hóa thức ăn trơn trơ và hiệu quả thì bạn có thể tập 1 số bài tập cũng như giúp ăn ngon miệng hơn.
- Tư thế cây cầu: Bạn nằm ngửa, 2 tay xuôi theo thân người, 2 chân rộng bằng vai, gập đầu gối sao cho 2 tay có thể chạm vào gót chân. Hít vào, nâng ngực lên, dùng cơ đùi khóa chặt và nâng càng cao ngực càng tốt. Giữ và hít thở đều ở tư thế này trong 30 giây thì từ từ nằm xuống. Lặp lại động tác này từ 3-5 lần.
- Tư thế chó duỗi người: Bạn quỳ gối trên thảm, hai tay chống vuông góc với vai, hít vào giơ 2 tay lên cao, thở ra lần 2 lòng bàn tay về phía trước cho đến khi lưng ép cong xuống thảm, ngực và trán chạm thảm, thở đều trong 10-15 giây thì trở về tư thế ban đầu.
7.3. Sử dụng thuốc
Thuốc tân dược
Sử dụng thuốc tân dược (thuốc tây) là phương án thường áp dụng khi rối loạn tiêu hóa. Để có thể điều trị hội chứng rối loạn tiêu hóa bạn nên đến khám ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được khám cẩn thận và chỉ định thuốc uống chứ không nên tự ý mua thuốc.
Các loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau bụng… Bạn có thể uống thêm Oresol để bù nước và chất điện giải nếu bị tiêu chảy, đồng thời bổ sung men vi sinh.
Men vi sinh sẽ giúp cung cấp thêm nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa nhờ đó sẽ giúp cân bằng vi sinh đường ruột, giúp bạn ăn ngon miệng cũng như hấp thu dưỡng chất từ chế độ ăn hàng ngày, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Bài thuốc dân gian
Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng có thể có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó nhiều người chọn điều trị rối loạn tiêu hóa bằng các bài thuốc dân gian.
Bài thuốc từ lá ổi: Bài thuốc dân gian này thường được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy do lạnh bụng, ăn uống không vệ sinh bằng lá ổi. Bạn có thể dùng lá ổi non nhai sống cùng ít muối.
Với trường hợp nặng hơn thì có thể dùng 20g búp ổi, 20g gạo rang thơm, 20g vỏ măng cụt, 10g gừng tươi nướng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Hoặc lấy 20g búp ổi, 8g riềng tươi, 16g sả tươi, tất cả thái nhỏ rồi sao qua và cho vào ấm sắc lấy nước đặc rồi chia uống thành nhiều lần trong một ngày.
Bài thuốc từ cây rau sam: Rau sam được dùng như 1 loại rau ăn nhờ vị thanh mát và được dùng như 1 vị thuốc trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, đường ruột rất tốt. Bạn dùng 100g rau sam tươi, 50g cây cỏ sữa rửa sạch, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày để trị chứng đau bụng và cầm tiêu chảy.
Bạn cũng có thể dùng rau sam tươi, cây cỏ sữa và thêm bổ sung thêm 20g cây nhọ nồi tươi, 20g rau má tươi rồi sắc uống nhiều lần trong ngày để trị rối loạn tiêu hóa.
Bài thuốc từ lá mơ lông: Lá mơ lông từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc trị tiêu chảy và bệnh kiết lỵ. Để chữa rối loạn tiêu hóa, bạn dùng một nắm lá mơ lông thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà ta, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy cho chín và ăn liên tục trong 3-4 ngày, mỗi ngày 2-3 lần.
7.4. Điều trị tại bệnh viện
Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được đưa đến bệnh viện kịp thời để cấp cứu. Bác sĩ sẽ cho truyền dịch nếu người bệnh bị mất nước do nôn hay do tiêu chảy. Với các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài, mất nước do tiêu chảy… nhất định phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
8. Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
8.1. Thay đổi thói quen ăn uống
Không chỉ người ăn uống không đảm bảo mà cả người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng có thể có nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Vì thế để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Đầu tiên là nên ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên ăn chín uống sôi và sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh.
Khi bị rối loạn tiêu hóa bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm như hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận…, tránh những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Bình thường sữa tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì không nên dùng trong sữa có chứa đường lactose, gây khó tiêu cho đường tiêu hóa không được khỏe mạnh. Nước uống có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn…. cũng không nên dùng để tránh rối loạn tiêu hóa.
Khi đã chọn được thực phẩm tốt cho tiêu hóa, bạn cũng nên duy trì thói quen ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Nên ăn nhiều rau xanh, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm…
Với những người có tiền sử về bệnh ở đường tiêu hóa cần duy trì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Nên đảm bảo ăn đủ 3 bữa là bữa sáng, bữa trưa, bữa tối để phân bố đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng.
Để đảm bảo dinh dưỡng nên ăn chín uống sôi, nên ăn ngay sau khi vừa chế biến. Nên hạn chế ăn đồ chiên, xào, quá nhiều dầu mỡ và chú ý bảo quản cẩn thận thức ăn đã chế biến tránh ruồi nhặng đậu vào, rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
8.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Chế độ sinh hoạt hợp lý là phải đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và làm việc khoa học, tránh thức khuya, căng thẳng. Mỗi ngày bạn nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc, nhờ đó sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo để có năng lượng cho ngày mới.
Bạn cũng nên tập luyện thể thao vì hoạt động thể chất sẽ giúp gia tăng hoạt động co bóp của ruột, giúp ăn ngon và tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn rất hiệu quả. Do đó tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.
8.3. Thực hiện các bài tập tốt cho hệ tiêu hóa
Bạn có thể chọn tập các bài tập phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình nhưng những bài tập yoga dưới đây khá đơn giản lại tốt cho hệ tiêu hóa của bạn nếu được thường xuyên.
Bài tập chó cúi đầu
Bài tập này sẽ giúp tăng sức mạnh cơ bụng và tác động lên các cơ quan của hệ tiêu hóa như gan, thận, lá lách… giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Bạn đứng trên 2 tay 2 chân, sao cho cả cơ thể tạo thành cấu trúc như 1 cái bàn. Hít vào và từ từ nâng hông, duỗi thẳng tay và chân tạo thành chữ V ngược. Hai tay mở rộng bằng vai, 2 chân mở rộng bằng hông, cả bàn chân chạm sàn. Tiếp tục ấn mạnh 2 tay xuống sàn và kéo dài cổ bạn. Chạm tay vào 2 tai, mắt nhìn thấy rốn và giữ tư thế trong vòng vài giây, sau đó gập chân về tư thế cái bàn.
Tư thế tam giác
Tư thế này giúp cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích các cơ quan bụng dưới hoạt động tốt hơn. Bạn đứng thẳng, 2 chân mở rộng cách nhau tầm 3- 4 bàn chân. Chân phải hướng ra ngoài 1 góc 90 độ và chân trái cũng hướng theo một góc nhỏ tầm 15 độ. Bàn chân đặt xuống sàn, không nhấc chân lên, toàn bộ trọng lượng cơ thể đứng trên 2 bàn chân. Hít vào thật sâu, từ từ thở ra và uốn người sang bên phải, tay phải vươn xuống qua hông xuống chân, giữ cổ tay thẳng. Nâng tay trái lên và chạm tay phải xuống sàn sao cho 2 tay tạo thành 1 đường thẳng đứng. Bạn có thể đặt tay phải lên chân, lên mắt cá, hoặc chạm hẳn xuống sàn, kéo giãn hông trái trong khả năng có thể và mắt nhìn theo tay trái. Hít vào sâu và thở ra chậm, điều hòa hơi thở, thư giãn cơ thể. Sau đó hít vào và trở lại tư thế ban đầu, nhẹ nhàng hạ 2 tay xuống. Tiếp tục lặp lại động tác với bên trái.
Tư thế con thuyền
Đây là bài tập yoga có tác dụng giảm các chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón và ợ chua. Bên cạnh đó, tư thế này giúp tăng cường máu lưu thông đến các cơ quan nội tạng, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bạn nằm ngửa trên sàn hoặc thảm tập, co hai đầu gối và đưa lên cao chạm ngực, vòng tay qua ôm gối. Từ từ nghiêng đầu gối sang hai bên. Chú ý giữ phần bụng ở vị trí cố định khi di chuyển, lưng giữ thẳng. Thực hiện động tác vài lần rồi chuyển sang tư thế khác.
8.4. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh có thể dùng trong điều trị cũng như phòng rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhờ men vi sinh sẽ cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột và giữ cho cân bằng vi sinh đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt, hấp thu dưỡng chất hiệu quả và tránh được các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy hay đầy hơi, chướng bụng…
Bạn nên chọn men vi sinh được chiết xuất từ thiên nhiên nên sẽ an toàn cho người dùng, cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, có chứa các lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Nhờ công nghệ bao kép tiên tiến này mà các lợi khuẩn trong men vi sinh có thể sống trong suốt quá trình tiêu hóa trong đường ruột và có ích. Với những trường hợp phải dùng kháng sinh dài ngày thì men vi sinh sẽ rất tốt trong việc bổ sung lợi khuẩn đã mất đi do dùng kháng sinh. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
>> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách đẩy lùi bệnh rối loạn tiêu hóa an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng ai cũng có thể gặp phải vì thế bạn không nên chủ quan vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của bạn. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.