Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể được cải thiện nhờ việc bạn chọn ăn thực phẩm tốt cho đường ruột và tránh những thực phẩm có thể làm hội chứng này thêm nặng. Khi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng ăn gì sẽ có trong nội dung dưới đây.

1. Chứng rối loạn tiêu hóa là như thế nào?

Có nhiều dấu hiệu, triệu chứng có thể xảy ra khi bạn bị rối loạn tiêu hóa nhưng bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng điển hình, thường gặp sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Bạn sẽ thấy đau bụng nặng từng cơn, khi thì táo bón khi thì tiêu chảy, đại tiện thay đổi không còn như trước nữa. Tình trạng táo bón có thể nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, cũng có trường hợp tiêu chảy, táo bón xen kẽ thất thường.
  • Đau bụng: Đây là triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên khi bạn bị rối loạn tiêu hóa. Đau bụng riêng một vùng duy nhất hoặc đau dọc theo khung hình chữ u úp ngược của vùng bụng hoặc đau cả bụng. Những cơn đau có biểu hiện khác nhau lúc thì lâm râm, âm ỉ nhưng có khi lại quặn đau dữ dội. Có một số trường hợp cơn đau bụng có thể lan ra sau lưng hoặc đau lan lên vùng xương ức.
  • Đầy hơi khó tiêu: Do rối loạn tiêu hóa mà bụng bạn có cảm giác căng, óc ách như vừa mới ăn no dù có thể bạn chưa ăn. Nguyên nhân là do hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, khiến cho một phần thức ăn nào đó của bữa trước không được tiêu hóa hết lên men, sinh khí nhưng không được thải ra ngoài nên gây đầy hơi khó tiêu. Bạn cũng có thể trung tiện nhiều.

Ngoài các triệu chứng cơ bản này bạn còn có thể gặp tình trạng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn, đắng miệng hoặc hôi miệng…

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn không hợp lý: Thói quen ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ lên men, thực phẩm chua cay, uống nhiều rượu bia, nước ngọt có ga hoặc thói quen ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc, ăn quá no, ăn uống thất thường… có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
  • Sử dụng kháng sinh nhiều dẫn tới loạn khuẩn đường ruột: Một số loại thuốc như kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid, hay một số loại thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch… nếu sử dụng lâu dài có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn ở đường ruột, mất cân bằng vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  • Sức đề kháng kém: Trẻ em là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém.
  • Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng cấp tính, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét ruột thừa… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

2. Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

2.1. Thì là

Đây là loại rau có hàm lượng chất xơ cao giúp khắc phục tình trạng táo bón, chống co thắt, giúp thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa. Nhờ đó sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng.

2.2. Hạt Chia

Hạt Chia là một nguồn chất xơ tuyệt vời, sẽ hoạt động như một lợi khuẩn probiotic có lợi cho đường ruột và từ đó góp phần làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2.3. Đu đủ

Đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là papain có tác dụng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bằng cách giúp phá vỡ các sợi protein. Papain cũng có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy hơi.

2.4. Chuối

Chuối là một loại quả có chứa hàm lượng kali rất cao. Khi bạn bị rối loạn tiêu hóa có thể bị nôn ói, đi ngoài làm mất, hao hụt kali. Do đó bạn nên được bổ sung các thực phẩm giàu kali và chất điện giải như chuối. Loại quả này cũng là một thực phẩm giàu chất xơ, sẽ giúp hấp thu các dịch dư thừa tại đường ruột và tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy.

2.5. Dứa

Trong quả dứa có nhiều chất xơ giúp thúc đẩy sự hấp thụ của protein trong cơ thể nên sẽ giúp giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu.

2.6. Trái bơ

Quả bơ có rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nhờ quả này sẽ giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.

2.7. Khoai lang

Loại củ này có chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có khả năng chữa viêm loét dạ dày nên tốt cho hệ tiêu hóa. Khoai lang được biết đến với khả năng chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do.

2.8. Sữa chua

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, sữa chua là chế phẩm từ sữa có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn nên khi rối loạn tiêu hóa bạn nên bổ sung món ăn này. Nên chọn sữa chua không đường để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.9. Ngũ cốc nguyên hạt

Chất xơ có trong các loại ngũ cốc này có thể giúp cải thiện tiêu hóa nhờ lượng chất xơ giúp làm tăng lượng phân và có thể làm giảm táo bón, hay một số sợi ngũ cốc hoạt động như prebiotic và giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

2.10. Hoa quả và rau củ giàu vitamin C

Có rất nhiều loại hoa quả và rau củ chứa vitamin C như cam, quýt, , bưởi, bông cải xanh, ổi,… Nhờ vitamin này sẽ giúp kích thích đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể lấy lại năng lượng và tăng sức đề kháng.

2.11. Thịt trắng thay cho thịt đỏ

Thịt đỏ giàu dinh dưỡng, dễ ăn và được nhiều người ưa thích nhưng lại gây khó tiêu, đầy bụng. Nên khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên ăn thịt trắng để dễ tiêu hóa hơn. Các loại thịt trắng bạn nên chọn như thịt gà, cá…

3. Rối loạn tiêu hóa kiêng gì?

3.1. Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên nướng nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể khó tiêu, đầy bụng. Vì thế bạn nên tránh các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

3.2. Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh cũng không tốt cho rối loạn tiêu hóa do những đồ ăn này thường khó tiêu và chứa hàm lượng chất béo lớn. Tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ nặng hơn nếu bạn ăn đồ ăn nhanh.

3.3. Rau cải chua, hành tỏi, ngũ cốc, tinh bột

Nhóm thực phẩm này có khả năng sinh hơi, khi ăn vào qua quá trình chuyển hóa thức ăn sẽ làm tích tụ hơi trong lòng ruột nên có thể làm cho triệu chứng đầy bụng của bạn trầm trọng hơn.

3.4. Đồ uống có ga, rượu bia

Rượu, bia, cà phê,… là những thức uống khiến cơ thể khó tiêu hóa, dễ đầy bụng. Bạn nên tránh các loại chất kích thích này nếu không cơ thể sẽ càng khó chịu.

3.5. Đồ ăn sống hoặc tái

Nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh, hải sản… là những thực phẩm có thể ăn sống hoặc tái nên có hại cho đường ruột vì có thể có chứa nhiều vi khuẩn có hại.

3.6. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, socola… người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn. Thực phẩm chứa đường sẽ gây áp lực cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đại tràng khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nặng.

3.7. Sữa và các chế phẩm từ sữa có lactose

Sữa và hầu hết các chế phẩm từ sữa đều không tốt cho rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa, các vi khuẩn giúp phân giải lactose ít đi. Nếu bạn bổ sung lactose khác vào thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa, đầy bụng, khó tiêu.

4. Lưu ý cho người rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa nếu bạn muốn điều trị, cải thiện nhanh và an toàn hội chứng này thì bên cạnh chọn ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tránh những thực phẩm không tốt, bạn cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không được ăn thức ăn ôi thiu.
  • Ăn uống điều độ, có thể ăn thành nhiều bữa để hệ tiêu hóa không phải làm việc nhiều, cũng là cách tăng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn hàng ngày.
  • Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt.
  • Uống nước đủ hàng ngày, từ 2 – 3 lít và bổ sung thêm vitamin C từ các loại quả như cam, ổi…

Ngoài ra, để  đẩy lùi tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp ăn ngon hơn bạn nên lắng nghe thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn TẠI ĐÂY.

Quân Mr