Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc rối loạn tiêu hóa do trong những năm đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau…. Nên chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa thế nào sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.
1. Biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa
1.1. Nôn trớ
Đây là dấu hiệu điển hình thường thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nôn trớ hay còn gọi là trào ngược dạ dày lên thực quản do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lớn dần và hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.
1.2. Chướng bụng, đầy hơi
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể sẽ thấy bụng trẻ căng to, ợ hơi liên tục.
1.3. Táo bón
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ có thể bị táo bón, dấu hiệu gặp nhiều ở trẻ nhỏ khi bị rối loạn tiêu hóa. Táo bón làm trẻ biếng ăn, chán ăn, dễ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tụt cân, còi xương, suy dinh dưỡng…
1.4. Tiêu chảy
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường thấy bị tiêu chảy với tình trạng đi ngoài ra nước, phân lỏng 3 lần/ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ sẽ mất nước, mất chất điện giải, thậm chí có thể tử vong.
1.5. Phân sống
Đường ruột bình thường có 85% lợi khuẩn và 15% lợi khuẩn có tác dụng giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và thải loại chất độc hại ra bên ngoài. Khi có tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột sẽ dẫn đến đi ngoài phân sống. Phân thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa.
2. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
2.1. Chế độ dinh dưỡng
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm tốt giúp cải thiện tình trạng rối loạn, giúp trẻ ăn ngon miệng như rau xanh, thực phẩm từ gạo, các loại ngũ cốc, chuối, sữa chua … Mỗi loại thực phẩm này sẽ có một tác dụng nhất định với hệ tiêu hóa của trẻ. Chuối có nhiều vitamin, khoáng chất và các enzym tốt cho đường tiêu hóa. Các loại ngũ cốc chứa nhiều axit béo, Omega 3 cũng như nhiều dầu thực vật giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. Đặc biệt sữa chua là thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa của trẻ cân bằng… Ngoài các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mẹ cũng tránh cho trẻ ăn thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm gây khó tiêu hóa.
Mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi, nên cho trẻ ăn ngay sau khi vừa chế biến để giữ nguyên dinh dưỡng. Thay vì cho trẻ ăn 3 bữa thì mẹ cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn, tránh ăn nhiều đầy bụng…
2.2. Giữ vệ sinh tốt
Trẻ nhỏ thường tò mò cầm nắm những vật bé thấy, mút tay, đưa đồ chơi vào miệng… nên mẹ nhắc nhở trẻ không ngậm mút đồ chơi, rửa tay cho trẻ sạch sẽ sau khi chơi xong, sau khi đi ngoài.
Môi trường sống của trẻ cũng cần được vệ sinh thường xuyên, đồ chơi cũng nên được vệ sinh hàng tuần.
2.3. Khuyến khích trẻ vận động để tăng đề kháng
Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng. Do đó mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời, tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ có trò chơi vận động thích hợp như đá bóng, đạp xe, đánh cầu lông… Ban ngày vận động giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm, nhờ đó trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng đều.
2.4. Bổ sung men vi sinh
Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ nhanh và an toàn, mẹ nên cho bổ sung men vi sinh cho trẻ hàng ngày. Men vi sinh sẽ giúp cung cấp các lợi khuẩn cần cho đường ruột của trẻ, từ đó lấy lại cân bằng vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn như tiêu chảy, táo bón, phân sống… và giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu được tối đa các dưỡng chất từ chế độ ăn hàng ngày.
Mẹ nên chọn đúng loại men vi sinh được chiết xuất từ thiên nhiên như từ món kim chi của Hàn Quốc có các thành phần Probiotics và Prebiotics. Các lợi khuẩn sẽ sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và có lợi cho sức khỏe đường ruột của trẻ, giúp tăng sức đề kháng đường tiêu hóa khi mà hệ tiêu hóa của trẻ đang dần hoàn thiện. Các lợi khuẩn này sống tốt trong quá trình tiêu hóa là nhờ công nghệ bao kép Lab2pro. Mẹ có thể cho trẻ dùng men vi sinh này liên tục trong 3 đến 6 tháng vừa có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng như phòng hội chứng này xảy ra với trẻ. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
3. Khi nào nên cho trẻ đi khám?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ khác nhau nên nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ, vẫn ăn uống, chơi ngoan và sinh hoạt bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần chú ý đến chế độ ăn, giữ vệ sinh và bổ sung men vi sinh cho trẻ hàng ngày thì trẻ sẽ nhanh chóng hết rối loạn tiêu hóa.
Trong trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa có kèm theo các triệu chứng như nôn trớ nhiều, ăn ngủ kém, mệt mỏi, quấy khóc liên tục, tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước, táo bón, chán ăn thì mẹ nên cho trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và có cách điều trị thích hợp.
Do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra với trẻ bất cứ lúc nào cho đến khi hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện. Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đúng cách như những chia sẻ trên đây chắc chắn mẹ sẽ giúp trẻ chấm dứt tình trạng này an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, cha mẹ nên lắng nghe thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách đẩy lùi bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.