Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến và thường gặp nhất ở phụ nữ. Trong đời mỗi phụ nữ ít nhất sẽ bị viêm âm đạo một lần. Bệnh không khó điều trị, nhưng tỷ lệ tái phát hoặc chuyển sang mãn tính, kéo dài là rất cao, xảy ra ở cả những trường hợp đã được khám và điều trị đúng cách. Điều này gây rất nhiều lo lắng, phiền toái cho chị em và để lại rất nhiều hậu quả xấu. Vậy viêm âm đạo là gì, tại sao bệnh lại thường dai dẳng, mãn tính hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần? Khi đó sẽ gây hậu quả xấu thế nào? Giải pháp nào giúp chị em phụ nữ tránh xa viêm âm đạo và đặc biệt khi đã bị dai dẳng, kéo dài, hay tái phát. Tất cả những băn khoăn trên sẽ được giải đáp trong bài viết này!
1. ÂM ĐẠO VÀ VAI TRÒ CỦA PH ÂM ĐẠO
Âm đạo có cấu tạo mở, không phải là môi trường vô trùng mà có cả vi khuẩn có lợi cùng vi khuẩn có hại chung sống tại đây và tạo nên cơ chế tự bảo vệ tự nhiên nhờ sự cân bằng của hệ sinh thái này (thể hiện qua PH âm đạo cân bằng). Vai trò của các vi khuẩn có lợi là kìm hãm sự phát triển, gây bệnh của các vi khuẩn có hại thường trú tại âm đạo, đồng thời ngăn các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào âm đạo. Trung bình âm đạo có khoảng 6 loại vi khuẩn có lợi khác nhau, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này sử dụng glycogen của lớp tế bào bề mặt âm đạo tạo thành acid lactic và tạo nên môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời, chủng vi khuẩn này còn tạo ra H2O2, là tác nhân diệt các yếu tố gây bệnh và làm tăng độ acid của âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, PH âm đạo sẽ bị mất cân bằng là lúc các vi khuẩn có hại thường trú phát triển lấn át vi khuẩn có lợi, các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài cũng dễ dàng xâm nhập và gây viêm âm đạo.
Độ “PH âm đạo cân bằng” của mỗi phụ nữ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng nội tiết sinh dục. Ở trẻ chưa hành kinh, PH âm đạo là 7, ở phụ nữ trong tuổi sinh sản PH khoảng 4-5, phụ nữ mãn kinh có PH âm đạo khoảng 6-7. Độ PH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng vi khuẩn thường trú âm đạo, lúc PH âm đạo cân bằng là lúc mà âm đạo được bảo vệ tốt nhất khỏi viêm âm đạo, bởi nhờ cơ chế bảo vệ tự nhiên này mà các vi khuẩn có hại thường trú tại âm đạo bị kìm hãm phát triển, vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài cũng bị cản trở xâm nhập để gây bệnh. Sự thay đổi vi khuẩn thường trú, đặc biệt là Lactobacili (cách nói khác là sự mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục) và sự thay đổi mất cân bằng của PH âm đạo là nguyên nhân gây ra hoặc làm tăng nguy cơ viêm âm đạo, đặc biệt là gây nên viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần.
Vai trò của PH âm đạo – Tư vấn từ BS Thái Hà
Viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần chiếm đa số trong các trường hợp viêm âm đạo ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm và tránh bị kéo dài, mãn tính hoặc tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần vừa dùng thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, vừa khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang mãn tính (là tình trạng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng). Cụ thể như sau:
2. VIÊM ÂM ĐẠO LÀ BỆNH GÌ? BIỂU HIỆN THẾ NÀO?
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng âm đạo, có thể bị viêm cả vùng âm hộ của phụ nữ. Bệnh thường hay mắc ở độ tuổi sinh nở, đã có quan hệ tình dục và chiếm khoảng 60% trong số các bệnh phụ khoa thường gặp. Các tác nhân gây viêm âm đạo phổ biến là tạp khuẩn (Gr +, Gr -), nấm âm đạo (chủ yếu là chủng nấm Candida Albicans), trùng roi âm đạo (Trichomonas Vaginalis), vi khuẩn Chlamydia trachomatis, trực khuẩn Gram âm (Bacterial vaginosis).
Các biểu hiện điển hình khi bị viêm âm đạo là:
- Khí hư (huyết trắng) ra nhiều và ra suốt tháng, có mùi hôi, có tính chất và màu sắc bất thường (có khi là màu vàng xanh hoặc trắng đục như mủ, có khi lại lợn cợn như bã đậu và bám vào thành âm hộ âm đạo).
- Ngứa và đau rát vùng kín, mức độ sẽ khác nhau tùy theo tác nhân gây viêm.
- Khi bị viêm nặng, có thể bị ra máu bất thường và/hoặc bị ra máu khi quan hệ.
- Khi thăm khám lâm sàng, sẽ thấy niêm mạc âm đạo bị viêm đỏ và xung huyết.
- Với những tác nhân khác nhau gây viêm nhiễm âm đạo thì các biểu hiện cũng sẽ có sự khác nhau.
BS Thái Hà nói về bệnh viêm âm đạo (khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân)
Viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần chiếm đa số trong các trường hợp viêm âm đạo ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm và tránh bị kéo dài, mãn tính hoặc tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần vừa dùng thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, vừa khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang mãn tính (là tình trạng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng). Cụ thể như sau:
3. CÁC TÁC NHÂN PHỔ BIẾN GÂY VIÊM ÂM ĐẠO – BIỂU HIỆN CỤ THỂ VỚI TỪNG TÁC NHÂN GÂY VIÊM
Các tác nhân gây viêm âm đạo phổ biến là tạp khuẩn (Gr +, Gr -), nấm âm đạo (chủ yếu là chủng nấm Candida Albicans), trùng roi âm đạo (Trichomonas Vaginalis), vi khuẩn Chlamydia trachomatis, trực khuẩn Gram âm (Bacterial vaginosis) và 1 số tác nhân virus lây qua đường tình dục. Cụ thể như sau:
3.1. Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Khi cơ thể có những thay đổi như thai nghén, dùng kháng sinh, rối loạn nội tiết, lộ tuyến cổ tử cung, âm đạo bị rối loạn do mãn kinh,… sẽ làm mất cân bằng PH âm đạo và mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục. Lúc này, các vi khuẩn thường trú có hại (tức là các tạp khuẩn Gr +, Gr -) sẽ phát triển mạnh và gây bệnh. Các tác nhân này rất thường gặp và có thể gây những hậu quả nặng nề cho thai nhi (đẻ non, rỉ hoặc vỡ ối, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng sau đẻ, nhiễm trùng trẻ sơ sinh,…, và cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
Viêm âm đạo do tạp khuẩn, khiến khí hư (huyết trắng) ra nhiều hơn bình thường, ra suốt tháng, có mùi hôi, thường có màu vàng xanh hoặc trắng đục như mủ. Vùng kín ngứa râm ran, khó chịu. Khi viêm nặng sẽ bị đau rát, ra máu và bị rõ rệt khi quan hệ.
3.2. Viêm âm đạo do nấm Candida Albicans: Nấm Candida Albicans là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất, có tỷ lệ tái phát hoặc chuyển sang mãn tính rất cao. Ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm ít nhất 1 lần trong đời và khoảng 45% phụ nữ bị mắc 2 lần trở lên.
Viêm âm đạo do nấm có biểu hiện khá dữ dội như ngứa kèm theo bỏng rát âm hộ âm đạo; ra khí hư dạng bột trắng như bã đậu (khoảng 69%), bám mảng trắng ở niêm mạc âm hộ, âm đạo và đáy quần chip, bị tăng lên trước ngày hành kinh; có thể tiểu khó hoặc tiểu buốt và bỏng rát khi sinh hoạt tình dục.
Các yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm nấm âm đạo là do thai nghén, do rối loạn nội tiết, do dùng thuốc tránh thai, dùng kháng sinh hoặc corticoid kéo dài, dùng thuốc sát khuẩn quá mạnh hoặc vệ sinh không đúng cách gây mất cân bằng PH âm đạo. Ngoài ra, một số bệnh làm tăng nhiễm nấm là tiểu đường, lao, ung thư, và các bệnh gây rối loạn tình trạng hoặc miễn dịch toàn thân (ví dụ bệnh HIV).
Bệnh rất dễ tái nhiễm hoặc tái phát. Lưu ý khi điều trị viêm âm đạo do nấm cần điều trị đồng thời cho người có quan hệ tình dục.
3.3. Viêm âm hộ âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis): Đây là bệnh lây qua đường tình dục. Tỷ lệ lây truyền rất cao: 70% đàn ông bị nhiễm bệnh sau 1 lần quan hệ tình dục với phụ nữ mắc bệnh.
Biểu hiện của bệnh là khí hư ra nhiều, mùi hôi, màu vàng hoặc hơi xanh, loãng, có bọt nhỏ, ngứa rát ở âm hộ, đau khi giao hợp.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh là phụ nữ mang thai, quan hệ tình dục không an toàn, thiếu hụt Estrogen và âm đạo kiềm tính (PH ≥ 4,5).
3.4. Viêm âm đạo do trực khuẩn Gram âm (Bacterial vaginosis):
Khi âm đạo thiếu các vi khuẩn có lợi Lactobacilus, khi đó cơ thể sẽ giảm sản xuất ra H2O2 (Hydroge peroxide) tạo ra môi trường yếm khí có tính kiềm, là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn yếm (80% là Gardnerella vaginosis) phát triển mạnh mẽ và là lấn át vi khuẩn có lợi, gây viêm âm đạo không đặc hiệu.
Các vi khuẩn yếm khí này sản xuất ra các enzyme phân hủy protein thành acid amin. Trong môi trường âm đạo có tính kiềm, các acid amin này biến đổi thành dạng bay hơi và tạo cho khí hư có mùi cá ươn, rất khó chịu.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm: Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người và với người nhiễm Bacterial vaginosis, những phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung hoặc có thai dễ bị nhiễm bệnh, hoặc có PH âm đạo ≥ 4,5.
Biểu hiện của bệnh:
+ Ra khí hư nhiều, mùi hôi như mùi cá ươn rất khó chịu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hoặc dùng xà phòng có tính kiềm.
+ Người bệnh có thể thấy ngứa và khó chịu ở âm hộ, âm đạo. Tuy vậy có khoảng 50% phụ nữ nhiễm Bacterial vaginosis sẽ không có biểu hiện bệnh.
+ Tính chất khí hư: Loãng, đồng nhất, màu trắng hoặc xám, mùi hôi tanh. Niêm mạc âm đạo thường không viêm đỏ.
3.5. Sùi mào gà:
Tác nhân gây bệnh: là Virus Human Papolloma (HPV). Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm mà có quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Có những chồi sùi mềm như mụn cóc màu nâu đỏ, dính thành từng chùm ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Tổn thương thường không gây đau, phát triển nhanh trong lúc có thai, đôi khi bịt kín cả âm đạo gây cản trở cho cuộc sinh đẻ tự nhiên.
Điều trị:
+ Bôi thuốc tại chỗ với Podophylin 20-50% hoặc với Bi-Chloracetic hay Tri-Chloracetic. Podophylin có thể ngấm vào cơ thể nên không được dùng cho phụ nữ mang thai. Có thể điều trị từ 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 ngày.
+ Với những tổn thương nhiều và lan rộng hoặc sau khi bôi thuốc tại chỗ không có kết quả thì phải điều trị bằng đốt điện, đốt laser.
3.6. Herpes sinh dục:
Tác nhân gây bệnh: Virus Herpes simplex nhóm I (HSV1) thường gây ra các tổn thường ở đầu, miệng và mắt. Virus nhóm II (HSV2) gây tổn thương ở bộ phận sinh dục, có liên quan đến hoạt động tình dục ở cả hai giới. Tuy nhiên, Virus Herpes nhóm I cũng có thể gây bệnh ở bộ phận sinh dục và nhóm II gây tổn thương ở miệng.
Bệnh có thể gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, bong rau non.
Triệu chứng lâm sàng:
+ Xuất hiện khoảng 7 ngày sau khi lây nhiễm
+ Đau và ngứa nhiều ở âm hộ và tầng sinh môn, có những mụn nước nhỏ và những ổ loét ở niêm mạc và da. Trong các mụn nước này chứa nhiều virus.
+ Phù nề xung quanh vị trí tổn thương, người bệnh đi đái khó.
+ Có thể gây viêm trực tràng, viêm hầu họng, sốt, đau cơ, đôi khi có bệnh cảnh của viêm màng não.
Bệnh sẽ tự khỏi trong thời gian 16-21 ngày.
Viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần chiếm đa số trong các trường hợp viêm âm đạo ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm và tránh bị kéo dài, mãn tính hoặc tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần vừa dùng thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, vừa khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang mãn tính (là tình trạng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng). Cụ thể như sau:
4. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM ÂM ĐẠO? TẠI SAO VIÊM ÂM ĐẠO LẠI THƯỜNG BỊ DAI DẲNG, KÉO DÀI, MÃN TÍNH HOẶC BỊ TÁI ĐI TÁI LẠI NHIỀU LẦN?
Có một số nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo như:
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc sai cách. Đặc biệt là không chú ý vệ sinh sau khi quan hệ hoặc trong những ngày đèn đỏ. Đôi khi viêm nhiễm xảy ra ngay do trong những ngày đèn đỏ, chị em để quá 4 tiếng mới thay băng vệ sinh.
Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người hoặc quan hệ quá mạnh bạo gây tổn thương vùng kín cũng khiến phái nữ dễ mắc viêm âm đạo hoặc mắc các bệnh xã hội như giang mai, lậu, sùi mào gà, Herpes sinh dục,…
Có thêm 2 nguyên nhân chính khác gây viêm âm đạo nhưng lại rất thường gặp và cũng là lý do khiến cho bệnh này khó trị dứt điểm, dễ bị dai dẳng và chuyển sang bị mãn tính, kéo dài, hay tái đi tái lại nhiều lần, đó là:
4.1. Do mất cân bằng PH âm đạo và mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục:
Các nguyên nhân phổ biến, làm thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo và làm mất cân bằng PH âm đạo:
- Uống kháng sinh kéo dài hoặc do tự dùng thuốc đặt âm đạo không tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Dùng liều cao hoặc kéo dài bằng corticoid
- Dùng thuốc diệt nấm, diệt vius,
- Điều trị tia xạ, bệnh tiểu đường,
- Polyp, khối u trong âm đạo,
- Thụt rửa âm đạo, dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín nhiều lần mỗi ngày hoặc dùng loại có tính sát khuẩn cao và dùng kéo dài
- Rối loạn nội tiết, thay đổi nội tiết theo tuổi, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng thuốc nội tiết,
- Đặt dụng cụ tử cung, nạo hút thai, dùng màng ngăn tránh thai, dùng thuốc diệt tinh trùng,
Khi bị mất cân bằng PH âm đạo và mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục sẽ gây viêm âm đạo, đặc biệt là khiến viêm âm đạo khó trị dứt điểm và chuyển sang mãn tính, kéo dài hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần.
4.2. Do suy giảm sức đề kháng toàn thân:
Sức đề kháng của cơ thể giúp loại trừ các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm ra khỏi cơ thể và giúp cơ thể hồi phục. Điều này có được khi cơ thể có được sự đề kháng với vi sinh vật gây bệnh. Khi sức đề kháng bị suy giảm, các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài rất dễ xâm nhập và gây bệnh, bao gồm cả các tác nhân gây viêm âm đạo. Ví dụ, phụ nữ bị HIV có hệ miễn dịch bị suy giảm và tỷ lệ rất cao trong số họ bị nấm âm đạo hành hạ kéo dài.
Khi bị viêm âm đạo cần phải điều trị sớm và dứt điểm, tránh bị mãn tính, kéo dài hoặc hay tái phát. Để làm được điều này, cần khắc phục sự MẤT CÂN BẰNG PH ÂM ĐẠO và giúp TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỂ KHÁNG TOÀN THÂN. Cách duy nhất để điều trị hiệu quả viêm âm đạo, đặc biệt khi bị viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc hay tái phát là kết hợp thuốc điều trị với sản phẩm Nữ Vương New chứa Immune Gamma và các thảo dược (Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh).
Viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần chiếm đa số trong các trường hợp viêm âm đạo ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm và tránh bị kéo dài, mãn tính hoặc tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần vừa dùng thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, vừa khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang mãn tính (là tình trạng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng). Cụ thể như sau:
5. HẬU QUẢ XẤU KHI BỊ VIÊM ÂM ĐẠO KÉO DÀI, MÃN TÍNH HOẶC TÁI PHÁT NHIỀU LẦN MÀ KHÔNG ĐƯỢC CHỮA TRỊ SỚM.
1. Hậu quả đối với bản thân người phụ nữ:
- Gây khó chịu, mất tự tin và tạo nên nhiều rối loạn trong cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ.
- Gây hậu quả xấu đối với sức khỏe người phụ nữ, đặc biệt là làm tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, nhiễm trùng hậu sản, đau vùng tiểu khung, …
- Làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm ngược dòng, gây viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của phụ nữ như gây vô sinh, chửa ngoài tử cung, có thể gây sảy thai, đẻ non, vỡ ối non, thai chết lưu,…
2. Hậu quả đối với thai nhi:
- Thai phụ nhiễm nấm Candida có thể gây vỡ ối sớm, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể bị nhiễm nấm miệng, hầu họng và ngoài da do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm nấm của người mẹ.
- Viêm âm đạo do trùng roi có thể gây đẻ non, thai nhẹ cân và ối vỡ sớm.
- Nhiễm trực khuẩn Gram âm có thể gây đẻ non, nguy cơ đẻ từ tuần thứ 34-37 cao gấp 2 lần nhóm không bị bệnh.
- Lậu cầu và Chlamydia trachomatis là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm kết mạc thể vùi ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu sau đẻ và khoảng 10-20% trẻ sơ sinh do mẹ nhiễm Chlamydia trachomatis bị viêm phổi trong khoảng 1 tháng tuổi.
- Liên cầu Beta tan huyết gây đẻ non và vỡ ối sớm. Ngoài ra, còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm da, viêm phổi, viêm não,…
- Xoắn khuẩn giang mai gây sảy thai muộn, đẻ non, thai chết lưu. Giang mai bẩm sinh (do nhiễm từ mẹ) có thể tiềm tang ở da, niêm mạc, hệ thần kinh của thai nhi, gây bệnh răng Hutchinson (hai răng cửa trên chệch hướng, bờ lõm hình bán nguyệt, bờ dưới hẹp), mũi hình yên ngựa, viêm giác mạc hoặc điếc. Bệnh có thể chưa xuất hiện trong vài tuần đầu đời sau đẻ.
BS Thái Hà chỉ rõ: Ai dễ mắc và hậu quả nguy hiểm của bệnh viêm âm đạo dai dẳng, mãn tính
Viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần chiếm đa số trong các trường hợp viêm âm đạo ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm và tránh bị kéo dài, mãn tính hoặc tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần vừa dùng thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, vừa khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang mãn tính (là tình trạng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng). Cụ thể như sau:
6. VIÊM ÂM ĐẠO CẤP TÍNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Viêm âm đạo cấp tính là viêm nhiễm ở âm đạo lần đầu và ở giai đoạn đầu do các tác nhân gây viêm (như tạp khuẩn, nấm, trùng roi,….). Khi viêm âm đạo bị lần đầu nhưng bị kéo dài (hàng tháng trở lên) hoặc bị tái phát vài lần trong một năm là đã bị mãn tính.
Khi bị viêm âm đạo cấp tính, chỉ cần đặt một đợt thuốc theo đơn của bác sĩ (trong một số trường hợp, có thể kết hợp thuốc uống và điều trị đồng thời người có quan hệ tình dục). Tuy nhiên, khi đặt thuốc, uống thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, sẽ đồng thời diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi thường trú âm đạo, dẫn tới mất cân bằng PH âm đạo. Khi đó, bệnh sẽ tái phát chỉ sau một thời gian ngắn và chuyển sang mãn tính. Số phụ nữ bị viêm âm đạo tái phát chiếm tỷ lệ rất cao.
Thực thế là viêm âm đạo cấp tính có tỷ lệ chuyển sang mãn tính rất cao bởi 2 nguyên nhân chính, rất phổ biến là do chị em rất dễ dàng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng do nhiều lý do khác nhau. Để điều trị hiệu quả viêm âm đạo cấp tính và tránh chuyển sang mãn tính, chị em nên kết hợp đơn thuốc đặt, thuốc uống của thầy thuốc với sản phẩm Nữ Vương New chứa Immune Gamma và các thảo dược (Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh) dùng trong khoảng 03 tháng. Sản phẩm này sẽ giúp cân bằng PH âm đạo, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống viêm, giảm tiết dịch âm đạo và làm lành tổn thương viêm. Nhờ đó, bệnh sẽ được điều trị nhanh chóng, hiệu quả và hạn chế bị tái phát, chuyển sang mãn tính.
Lưu ý, cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm vệ sinh có PH = (4-6) để tăng hiệu quả và ngăn ngừa tái nhiễm. Nên chọn gel vệ sinh phụ nữ có PH = (4-6) và chứa nano bạc, tinh chất chè xanh, tinh dầu bạc hà (như Nữ Vương Gel).
7. CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO KÉO DÀI, MÃN TÍNH HOẶC TÁI PHÁT NHIỀU LẦN
Viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần chiếm đa số trong các trường hợp viêm âm đạo ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm và tránh bị kéo dài, mãn tính hoặc tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần vừa dùng thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, vừa khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang mãn tính (là tình trạng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng). Cụ thể như sau:
- Dùng thuốc đặt âm đạo, có thể cần thêm thuốc uống để diệt tác nhân gây viêm âm đạo, theo hướng dẫn của thầy thuốc. Với một số tác nhân lây qua đường tình dục như nấm âm đạo (Candida Albicans), trùng roi âm đạo (Trichomonas Vaginalis), vi khuẩn Chlamydia trachomatis và các virus gây bệnh sinh dục, cần phải điều trị cho người chồng hoặc người có quan hệ tình dục.
- Đồng thời, kết hợp sử dụng sản phẩm Nữ Vương New chứa Immune Gamma và các thảo dược (Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh) dùng trong khoảng từ 03 tháng (1 tháng đầu, uống ngày 9v chia 3 lần. Sau đó duy trì thêm 2 tháng, ngày uống 6v chia 2 lần). Sản phẩm này sẽ giúp cân bằng PH âm đạo, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống viêm, giảm tiết dịch âm đạo, làm lành tổn thương viêm và giúp giảm các biến chứng của bệnh, đặc biệt là giúp giảm nguy cơ gây vô sinh cũng như gây ung thư cổ tử cung.
- Hãy vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm vệ sinh có PH = (4-6) để tăng hiệu quả và ngăn ngừa tái nhiễm. Nên chọn gel vệ sinh phụ nữ có PH = (4-6) và chứa nano bạc, tinh chất chè xanh, tinh dầu bạc hà (như Nữ Vương Gel).
Bác sĩ Thái Hà tư vấn cách hỗ trợ điều trị viêm âm đạo dai dẳng hiệu quả.
8. VIÊM ÂM ĐẠO KHI MANG THAI, ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm âm đạo cao hơn nhiều lần những phụ nữ khác. Lý do bởi, ngoài những nguyên nhân thông thường thì khi mang thai, nội tiết thay đổi mạnh khiến khí hư (huyết trắng) ra nhiều và ra kéo dài liên tục, đồng thời PH âm đạo cũng thay đổi làm tăng nguy cơ gây viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai.
Khi có biểu hiện bị viêm âm đạo trong thời gian mang thai, chị em cần được thăm khám và điều trị sớm theo đơn của bác sĩ sản khoa, tránh để lâu sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu. Nhiều chị em lo lắng, dùng thuốc đặt khi mang thai sẽ không an toàn. Nhưng chị em yên tâm, vì có một số thuốc đặt âm đạo, không hấp thu qua nhau thai nên an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Bác sĩ sản khoa sẽ kê đơn thuốc đặt căn cứ vào tình trạng bệnh để điều trị hiệu quả và vẫn an toàn.
Mẹ bầu lưu ý, hãy vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm vệ sinh chuyên biệt cho phụ nữ mang thai và sau sinh để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm âm đạo hiệu quả nhất (Tham khảo sản phẩm tốt tại đây)
Bệnh viêm âm đạo có thể bị dai dẳng hoặc bị tái phát vài lần trong thai kỳ và sau khi sinh, chị em hãy kiên trì đặt thuốc theo đơn của thầy thuốc. Việc điều trị dứt điểm viêm âm đạo mãn tính chỉ có thể thực hiện sau khi sinh và đã dừng cho con bú.
Viêm âm đạo mãn tính, kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần chiếm đa số trong các trường hợp viêm âm đạo ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm và tránh bị kéo dài, mãn tính hoặc tái đi tái lại nhiều lần, chị em cần vừa dùng thuốc để diệt tác nhân gây bệnh, vừa khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang mãn tính (là tình trạng bị mất cân bằng PH âm đạo và bị suy giảm sức đề kháng). Cụ thể như sau:
9. GIẢI PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA VIÊM ÂM ĐẠO CHO PHỤ NỮ
Chị em nên áp dụng các cách sau để chăm sóc, bảo vệ vùng kín, giúp giảm nguy cơ mắc viêm âm đạo cũng như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách:
+ Cách chọn sản phẩm vệ sinh: Sản phẩm vệ sinh vùng kín cần có PH = 4-6 (là PH sinh lý tự nhiên, giúp vùng kín có PH cân bằng và duy trì khả năng tự bảo vệ của vùng kín), tính sát khuẩn không quá mạnh nhưng cần ngăn ngừa được vi khuẩn, vi rút, nấm. Nữ Vương Gel có PH=4-6, chứa nano bạc, tinh chất chè xanh, tinh dầu bạc hà là sản phẩm vệ sinh đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
+ Cách vệ sinh: Chỉ làm sạch ngày 1 lần bằng sản phẩm Nữ Vương Gel vệ sinh vùng kín, những lần khác chỉ cần dùng nước sạch. Chú ý vệ sinh bằng sản phẩm Nữ Vương Gel vệ sinh vùng kín thêm 1 lần nữa trong những ngày đèn đỏ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục an toàn: Không quan hệ quá mạnh bạo, hạn chế các tư thế quan hệ không truyền thống, không nên quan hệ với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Tốt nhất nên dùng bao cao su để bảo đảm an toàn khi quan hệ.
- Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng: Không nên mặc quần bó sát, quần chíp cần thoáng và được khử khuẩn sau mỗi lần giặt (bằng cách phơi nắng, trần nước sôi hoặc là nóng). Nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần trong những ngày đèn đỏ, không nên lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.
- Khám phụ khoa định kỳ: Nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Việc thăm khám thường xuyên giúp chị em phát hiện sớm các bệnh lây qua đường tình dục cũng như các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Hơn nữa, cũng sẽ giúp chị em tự tin hơn khi quan hệ nếu biết mình không có bệnh phụ khoa.
- Nếu đã từng bị viêm âm đạo mãn tính, chị em nên dự phòng tái phát bệnh bằng cách dùng sản phẩm Nữ Vương New chứa Immune Gamma và các thảo dược (Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh) mỗi năm 1 đến 2 đợt, mỗi đợt 3 tháng với liều 6 viên/ngày chia 2 lần. Việc này giúp cho PH âm đạo được cân bằng, duy trì khả năng tự bảo vệ của vùng kín cũng như giúp tăng cường sức đề kháng toàn thân, nhờ đó giúp giảm nguy cơ bị viêm âm đạo và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.
Chị em hãy duy trì các cách phòng tránh trên đây như một thói quen và lưu ý những dấu hiệu bất thường để bảo vệ “cô bé” luôn khỏe mạnh nhé!
Sản phẩm nên dùng