Gai cột sống đang có xu hướng trẻ hóa trong xã hội hiện đại. Bệnh được chẩn đoán ra sao và điều trị thế nào để giúp giảm đau đớn khó chịu, đặc biệt tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc như bại liệt.

Menu xem nhanh

 

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là căn bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra sau khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt sống. Chính các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay là sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.

Bệnh gai cột sống chủ yếu xuất hiện tại 2 vị trí đó là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Căn bệnh này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng cũng khiến cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống trở nên khó khăn. Người mắc bệnh gai cột sống sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ. Thậm chí các cơn đau này có thể chèn ép vào dây thần kinh, đau lan xuống cánh tay gây tê bì và khó cử động:

  • Gai cột sống cổ: Khi bị gai cột sống cổ, người bệnh thường thấy đó là vùng chẩm đằng sau gáy bị đau liên tục trong nhiều ngày. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh có thể đau lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như xương bả vai hoặc tê bì cánh tay. Chứng bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
  • Gai cột sống lưng: Thắt lưng của con người có 5 đốt sống. Trong y khoa, được ký hiệu là L1, L2, L3, L4, L5. Thông thường các bác sĩ thường phát hiện bệnh nhân mắc gai cột sống chủ yếu ở vị trí L4 và L5, tức là ở vùng thắt lưng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khi mang vác vật nặng hoặc vận động mạnh. Đôi khi các cơn đau có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như hông, mông, cổ chân…

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống mà các bạn nên tìm hiểu để có phương hướng điều trị hiệu quả như:

  • Tuổi tác: Bệnh gai cột sống thường gặp nhiều hơn ở những người bước vào độ tuổi trung niên cho đến người già. Bởi sự lão hóa của cơ thể dần theo thời gian khiến cột sống cũng không còn được vững chắc khi còn ở tuổi thanh niên.
  • Thói quen sinh hoạt: Những người thường xuyên làm việc nặng, hay phải ôm vác hoặc vận động mạnh hàng ngày sẽ rất dễ gây nên những tổn thương cho cột sống.
  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gai cột sống. Khi bị viêm xương khớp sẽ gây nên sự kích thích tế bào tạo thêm xương. Từ đó khiến xương bị thừa, nhô ra và hình thành gai.
  • Lắng đọng canxi: Trường hợp này thường gặp ở người cao tuổi hơn cả do sự tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống sẽ thường xảy ra ở xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Chính quá trình thoái hóa này khiến cơ thể mất nước và biến đổi một số dưỡng chất khiến lớp sụn khớp bị canxi hóa gây nên bệnh gai cột sống.
  • Nguyên nhân do bị chấn thương: Khi các bạn gặp phải chấn thương như va chạm, cọ xát hay sức ép… xương sẽ tự tu bổ và có thể gây nên bệnh gai cột sống.
  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là nguyên nhân chính gây nên bệnh gai cột sống. Lúc này, cột sống sẽ có những biến đổi về mặt hình thành cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm khiến các gai xương hình thành và phát triển.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh gai cột sống

Bệnh nhân mắc gai cột sống thường thấy xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết qua các triệu chứng như sau:

  • Đau buốt ở cổ và thắt lưng: Việc đi lại và vận động sẽ khó khăn hơn bình thường khi các cơn đau buốt xuất hiện ở vùng cổ và thắt lưng. Nhất là trong trường hợp đi lại nhiều hoặc vận động mạnh người bệnh sẽ thấy rất đau. Còn khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm bớt đi.
  • Cơ thể mất cân bằng: Khi mắc bệnh gai cột sống, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động, cơ thể luôn cảm thấy mất cân bằng.
  • Đau và mất cảm giác lan ra các chi: Các cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng cổ và thắt lưng mà còn lan ra các chi khi bệnh có dấu hiệu tăng nặng. Cơ bắp của người bệnh sẽ yếu dần, chân tay có thể gặp tê bì, mất cảm giác.
  • Đại tiểu tiện bị mất kiểm soát: Khi bệnh gai cột sống chuyển nặng, người bệnh sẽ không tự kiểm soát được tình trạng đại tiểu tiện của mình do đường ống dẫn tủy bị thu hẹp.
  • Rối loạn thần kinh: Ngoài việc gây mất kiểm soát đại tiểu tiện, bệnh gai cột sống còn gặp những vấn đề khác liên quan đến dây thần kinh khiến hệ thần kinh bị rối loạn như tăng tiết mồ hôi, tụt huyết áp, khó thở.
  • Những biểu hiện khác kèm theo: Người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như mệt mỏi, vận động khó khăn, mất cảm giác ở nơi có gai xương…

4. Chẩn đoán gai cột sống bằng các biện pháp nào?

Có rất nhiều biện pháp chẩn đoán gai cột sống. Dưới đây là những biện pháp chính thường được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh:

  • Xét nghiệm điện học: Các bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ chấn thương của dây thần kinh cột sống thông qua việc gửi tín hiệu thần kinh đến não hay các chi để chẩn đoán bệnh. Đồng thời biện pháp này cũng giúp loại trừ được các nguyên nhân khác.
  • Chụp X – quang: Chụp X quang sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán và xác định vị trí của xương bị tổn thương một cách chính xác nhất. Phương pháp này rất phổ biến về được hầu hết các y bác sĩ áp dụng để chẩn đoán gai cột sống.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp loại trừ các bệnh lý khác dẫn đến đau cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cộng hưởng từ là biện pháp giúp xác định sự chèn ép của dây thần kinh cột sống cũng như kiểm tra đĩa sụn có bị tổn thương hay không.
  • Chụp CT scan: khi áp dụng biện pháp này, các bác sĩ sẽ biết chi tiết hình ảnh của cấu trúc xương sống để nhận rõ được mức độ thần kinh bị chèn ép.

5. Cách điều trị bệnh gai cột sống

Để điều trị căn bệnh gai cột sống gây ám ảnh đối với nhiều người, các y bác sĩ có thể tiến hành một vài cách như sau:

5.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Phương pháp này là phương pháp thông dụng để giúp giảm các cơn đau nhức, tê bì chân tay hiệu quả. Các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một vài loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Các loại thuốc chứa Paracetamol mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng các cơn đau nhức do gai cột sống gây nên hoặc các bệnh về xương khớp khác. Đồng thời giảm dẫn truyền cảm giác đau đến não và chống nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm đau NSAIDs (non – steroid): Loại thuốc này chỉ được sử dụng sau khi đã ăn no nếu không sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Khi sử dụng loại thuốc này sẽ làm giảm đau nhức gai cột sống hiệu quả.
  • Eperisone HCL: Đây là loại thuốc mang tác dụng giúp giãn cơ, mạch, tạo sự linh hoạt trong việc co giãn cho dây chằng và cột sống, từ đó làm giảm các cơn đau khiến người bệnh thoải mái hơn.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc này dưới sự hướng dẫn và chỉ định từ các y bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng bởi hành động này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

5.2. Phẫu thuật chữa gai cột sống

Phẫu thuật chữa gai cột sống là một biện pháp tiên tiến đem lại hiệu quả cao. Theo thông kế, có đến 85% ca phẫu thuật bệnh gai cột sống thành công giúp giảm đau cột sống hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp này cũng để lại những biến chứng nên người bệnh chỉ nên thực hiện khi các cách điều trị khác không mang lại tác dụng.

Có 5 phương pháp phẫu thuật gai cột sống đó là:

  • Phương pháp mổ hở: Đây là phương pháp phổ biến nhất thường được áp dụng để loại bỏ các tác động gây chèn ép của cột sống lên các rễ thần kinh để tránh tình trạng biến dạng, viêm cột sống.
  • Phương pháp mổ nội soi: Với phương này, các y bác sĩ sẽ rạch một vệt ngắn sau lưng bệnh nhân ngay tại vị trí cột sống bị thoái hóa. Sau đó, họ sẽ đưa ông nội soi vào sâu bên trong và soi qua kính hiển vi để nhìn rõ được cột sống của người bệnh và điều trị bằng phương pháp tuyệt vời nhất.
  • Phương pháp cố định cột sống thắt lưng: Với những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh trở nặng, các bác sĩ buộc phải thực hiện phương pháp cố định cột sống thắt lưng bằng cách hàn nối và loại bỏ phần dư thừa đĩa đệm từ các mảnh ghép xương.
  • Phương pháp dùng tia laser: Từ nguyên lý năng lượng, tia laser sẽ làm giảm áp suất đĩa đệm, nhờ đó mà giảm thiểu được sự chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt, không gây đau đớn và không để lại sẹo trên cơ thể.
  • Phương pháp bắt vít qua da: Thực hiện phương pháp này sẽ giảm được các nguy cơ như nhiễm trùng vết mổ và giúp người bệnh vận động cơ thể lại một cách nhanh chóng hơn.

5.3. Giải pháp vật lý trị liệu gai cột sống

Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc cũng như phẫu thuật điều trị gai cột sống thì vật lý trị liệu cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Biện pháp này vô cùng an toàn giúp kéo giãn cột sống, lưu thông khí huyết và giảm đau hiệu quả. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái hơn sau mỗi bài tập và tinh thần cũng đỡ căng thẳng.

Phương pháp này vô cùng thích hợp đối với những trường hợp các bệnh nhân phát hiện bệnh sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Có rất nhiều giải pháp vật lý trị liệu mà người bệnh có thể tham khảo như sau:

Phương pháp kéo giãn cột sống bằng máy DTS

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các máy móc để giúp bệnh nhân kéo giãn các cơ, mở rộng lỗ liên hợp từ đó thúc đẩy đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu, không gây chèn ép lên các gốc rễ thần kinh.

Phương pháp điện trị liệu

Trong y khoa, các bác sĩ có thể thực hiện điện trị liệu bằng bốn loại sau đây:

  • Sóng ngắn: Sóng ngắn mang lại khả năng tăng tuần hoàn máu, phục hồi các vùng bị tổn thương và giúp giảm nhanh các cơn đau cho người bệnh.
  • Kích thích điện: Khi sử dụng kích thích điện, các đường dẫn truyền thần kinh não sẽ bị ức chế và giúp người bệnh giảm được các cơn đau thắt.
  • Siêu âm: Khi siêu âm, tuần hoàn máu sẽ được tăng cường để nuôi dưỡng sâu bên trong các mô cơ.
  • Laser cường độ cao: Các y bác sĩ sẽ tiến hành gây tê bằng tia laser giúp kích thích các mô cơ tái tạo để giảm đau mỏi.

Phương pháp massage trị liệu

Massage trị liệu tức là thực hiện các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, tác động lên vùng xương khớp bị tổn thương do bệnh gai cột sống gây nên. Từ đó, máu được lưu thông, thư giãn cơ và giảm thiểu tối đa tình trạng nhức mỏi do rễ thần kinh chèn ép.

Vận động trị liệu

Các bác sĩ có thể hướng dẫn cho bệnh nhận tập các động tác trị liệu mang lại khả năng phục hồi đĩa đệm để cải thiện tình trạng bệnh.

Cấy chỉ

Nghe tên có vẻ rất xa lạ nhưng thực chất biện pháp này lại bắt nguồn từ châm cứu truyền thống, tuy nhiên đã được cải tiến để phù hợp hơn trước. Các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu tác động lên các huyệt vị trên cơ thể người bệnh để làm giảm đau, phục hồi các tổn thương ở cột sống. Phương pháp này rất an toàn và hiệu quả cao.

5.4. Chữa bệnh gai cột sống bằng các bài thuốc dân gian

Từ xưa đến nay, các bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người tin dùng trong điều trị bệnh gai cột sống bởi nguyên liệu an toàn, dễ tìm kiếm và mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy, ngoài việc thực hiện các biện pháp trên các bạn cũng có thể tìm hiểu một vài bài thuốc chữa gai cột sống hiệu quả trong dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu được nhiều người áp dụng:

  • Dùng hạt đười ươi chữa gai cột sống: Với vị ngọt thanh, tính hàn hạt đười ươi được biết đến với tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố giúp làm giảm nhanh các vết thương và các cơn đau do bệnh gai cột sống gây nên. Các bạn chỉ cần chuẩn bị một ít hạt đười ươi, sau đó đem bỏ vỏ, tách hạt và uống với nước đường để giảm các cơn đau gai cột sống. Người bệnh nên uống liên tục và đều đặn từ 2-3 tuần sẽ cảm thấy hiệu quả.
  • Lá ngải cứu chữa bệnh gai cột sống: Lá ngải cứu là loại thảo dược mang tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả thường được dân gian sử dụng trong việc điều trị nhiều căn bệnh trong đó có bệnh gai cột sống. Để thực hiện biện pháp này, người bệnh cần sử dụng khoảng 500g lá ngải cứu đem giã nát. Sau đó lọc lấy nước và trộn thêm cùng mật ong để uống sẽ giúp cơn đau được thuyên giảm.
  • Đu đủ xanh hấp chữa gai cột sống hiệu quả: Đu đủ xanh được biết đến với tác dụng giúp làm mềm cơ, giảm tê bì chân tay rất hiệu quả nhờ hợp chất papain. Để làm giảm đau do bệnh gai cột sống gây nên, người bệnh nên đem đu đủ xanh cắt phần đầu và rửa sạch. Tiếp đến dùng nước thoa trực tiếp lên vùng bị đau sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Tuy các bài thuốc từ dân gian rất an toàn nhưng bệnh nhân không nên sử dụng cùng lúc nhiều bài thuốc sẽ rất dễ gây nên tác dụng phụ.

6. Cách phòng chống bệnh gai cột sống

Bên cạnh các biện pháp điều trị, các bạn cũng nên lưu ý một số cách phòng chống bệnh gai cột sống hiệu quả như sau:

  • Bạn nên chú ý đến các tư thế hoạt động hàng ngày, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu bạn làm việc trong văn phòng thì cứ một tiếng nên đứng dậy đi lại để giúp cơ thể không bị mỏi.
  • Cần chú ý đến cân nặng của bản thân. Bởi khi tăng cân quá nhiều và nhanh sẽ khiến cột sống phải tăng lực tải.
  • Các bạn nên hạn chế khuân vác đồ nặng hoặc chơi các môn thể thao quá sức của mình. Chỉ nên vận động bằng những môn thể thao vừa sức.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều canxi, vitamin và khoáng chất để giúp xương khỏe hơn.
  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể lựa chọn cho mình loại đệm lưng thích hợp để ngăn ngừa đau nhức xương khớp.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe như nước có ga, rượu bia, thuốc lá…

Giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp bằng sản phẩm chứa canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Kẽm, Magie, Đồng, Boron, DHA, Silic, Quercetin… Tuy nhiên, các bạn nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm một cách rõ ràng.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn cách đẩy lùi bệnh gai cột sống an toàn hiệu quả TẠI ĐÂY.

Bệnh gai cột sống cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nên những biến chứng khó lường. Chính vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu ban đầu các bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Quân Mr