Những đau đớn khó chịu mà gai cột sống thắt lưng gây ra sẽ khiến chúng ta mong muốn làm cách nào để mau chóng thoát khỏi tình trạng này. Vậy gai cột sống lưng là gì, triệu chứng biểu hiện ra sao và đâu là cách điều trị hiệu quả?

1. Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?

Bệnh gai cột sống thắt lưng không còn là căn bệnh hiếm gặp mà hiện nay có rất nhiều người gặp phải dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt nhất là ở trong lứa tuổi lao động. Bệnh gai cột sống thắt lưng xuất hiện khi đốt sống bị mài mòn khiến các chỏm xương thừa xuất hiện ở điểm tiếp nối hai đốt sống.

Chứng bệnh này thường không có biểu hiện ban đầu cho nên người bệnh không thể nhận biết bệnh sớm mà chỉ khi nhận thấy các cơn đau và xem phim chụp X- quang hoặc MRI.

Bệnh gai cột sống thắt lưng nếu các gai xương phát triển nhanh chóng theo thời gian sẽ trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng cho rễ thần kinh, tủy sống và gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi biết bản thân đang gặp phải tình trạng gai cột sống thắt lưng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống thắt lưng

Bệnh gai cột sống thắt lưng chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân thường gặp dưới đây:

  • Viêm khớp cột sống mãn tính: Khi gân và xương khớp xuất hiện tình trạng viêm sẽ gây ảnh hưởng đến phần sụn của đốt sống. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến phần sụn bị bào mòn, trở nên thô ráp làm cho hai mặt của xương cọ xát vào nhau. Lúc này, theo sự điều chỉnh mang tính tự nhiên của cơ thể các gai xương sẽ được hình thành và gây nên bệnh gai cột sống thắt lưng.
  • Sự lắng đọng canxi: Tình trạng thoái hóa cột sống xảy ra ở người lớn tuổi sẽ khiến canxi bị lắng đọng dưới dạng các calcipyrophosphat. Từ đó khiến các đĩa sụn, xương đốt sống hoặc dây chằng tiếp xúc với phần xương thoái hóa xảy ra tình trạng mất nước và bị canxi hóa các sụn khớp.
  • Chấn thương: Ngoài các nguyên nhân trên, gai cột sống lưng còn được hình thành do xương hoặc sụn khớp bị tổn thương. Có thể là do quá trình lao động phải bê vác vật nặng lâu ngày hoặc người bệnh đã từng gặp phải một vài tai nạn nào đó khiến xương khớp gặp ảnh hưởng.

3. Triệu chứng của bệnh gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng sẽ không có rõ những đặc điểm khi bệnh mới khởi phát. Chỉ khi tình trạng đã nâng lên thêm một mức độ người bệnh mới có thể lờ mờ nhận ra qua các biểu hiện sau đây:

  • Đau thắt lưng: Người bệnh sẽ nhận thấy những cơn đau vùng lưng dưới bởi lúc này phần gai đã đắt đầu mọc dài ra. Đôi lúc, người bệnh sẽ có cảm giác lưng nhức mỏi, đơ và cứng. Dần dần các cơn đau ngày càng dữ dội hơn và hạn chế khả năng đi đứng và vận động của bệnh nhân.
  • Mất cân bằng: Bệnh gai cột sống lưng sẽ trở nặng khi các cơn đau ngày càng trầm trọng khiến người bệnh lười vận động kèm theo khí huyết ứ trệ, không được lưu thông. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt tình trạng mất cân bằng cơ thể khi thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng như đứng lên, ngồi xuống hoặc xoay lưng.
  • Chi dưới mất cảm giác: Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, những người gai cột sống lưng cơ bắp sẽ bắt đầu yếu dần đi do ảnh hưởng của bệnh. Đặc biệt là khi tình trạng bệnh chuyển nặng sẽ ảnh hưởng đến rễ thần kinh, bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác tê bì chân tay, mất cảm giác đôi lúc không thể điều khiển được các chuyển động cơ thể.
  • Đại tiểu tiện khó khăn: Với những người bị gai cột sống lưng thể nặng sẽ có thể gặp phải tình trạng đại tiểu tiện khó khăn. Lúc này, người bệnh sẽ không kiểm soát được tình trạng đi vệ sinh của bản thân.
  • Xuất hiện biến chứng: Một vài biến chứng có thể xảy ra khi người bệnh đang mắc gai cột sống thắt lưng như gù, vẹo cột sống, đi lại khó khăn. Các biến chứng này vô cùng nguy hiểm có thể gây bại liệt cho người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Không chỉ rối loạn đại, tiểu tiện người bệnh cũng xuất hiện một vài phản xạ đáng chú ý khác như tăng tiết mồ hôi bất thường, rối loạn phản xạ tự động…
  • Một số biểu hiện khác: Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân cũng xuất hiện rất nhiều các biểu hiện khác như là mệt mỏi, uể oải, mất ngủ , chán ăn, sụt cân, buồn nôn…

4. Phương pháp chẩn đoán gai cột sống thắt lưng

Để chẩn đoán được chính xác người bệnh đang gặp phải chứng gai cột sống thắt lưng, các bác sĩ thường thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm điện cơ – EMG
  • Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh – EMG/NCV
  • Phương pháp chụp X – quang
  • Xét nghiệm máu
  • Cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính – CT scan

Các xét nghiệm này đều là các xét nghiệm cơ bản để giúp các bác sĩ nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến xương khớp ở người bệnh.

5. Cách chữa trị gai cột sống thắt lưng

Bệnh gai cột sống thắt lưng không còn là một bệnh hiếm gặp. Vì vậy, có rất nhiều cách thức được áp dụng để điều trị căn bệnh này từ đông y cho tới Tây y hiện đại. Dưới đây là một vài biện pháp điều trị gai cột sống thắt lưng được nhiều người áp dụng:

5.1. Dùng thuốc đặc trị bệnh xương khớp

Có rất nhiều loại thuốc Đông, Tây y được sử dụng trong việc điều trị cho các bệnh nhân gai cột sống thắt lưng. Cụ thể đó là:

  • Thuốc Tây y: Các bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm như Paracetamol, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B,…với dạng nước, thuốc tiêm, dạng bôi hay thuốc viên nén khi người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội.
  • Thuốc Đông y: Theo y học cổ truyền, các bài thuốc đông y sẽ là những lựa chọn tuyệt vời giúp xương được nuôi dưỡng, bào mòn phần gai xương một cách từ từ. Có thể kể đến một vài bài thuốc quen thuộc thường được áp dụng như: bài thuốc từ lá ngải cứu quay, lá lốt, hay hạt đu đủ ngâm rượu trắng…

5.2. Phương pháp dao châm cứu

Rất nhiều trường hợp người bệnh mắc gai cột sống thắt lưng nặng áp dụng biện pháp sử dụng dao châm cứu đã đem lại hiệu quả vô cùng khả quan. Đây là một trong những biện pháp được phát triển dựa theo các bài châm cứu truyền thống. Dao châm cứu là loại dao có đầu siêu nhỏ giúp dễ dàng bóc tách những lớp gân cơ nhanh chóng và hiệu quả khiến việc tiếp cận vùng tổn thương dễ dàng hơn loại bỏ tối đa phần xương thừa.

Biện pháp này giúp loại bỏ được các tổ chức bệnh nhờ tiếp cận sâu trong vùng bị đau, thông tắc lại các mạch máu và hỗ trợ quá trình xương khớp hồi phục.

5.3. Phương pháp giao dịch thể

Cùng với phương pháp dao châm cứu, bệnh gai cột sống thắt lưng còn được chữa trị bằng biện pháp giao dịch thể. Các bác sĩ sẽ đưa thuốc vào xương khớp qua đường dẫn truyền từ hệ thống xương cùng cụt để lượng thuốc này thẩm thấu vào các đĩa đệm bổ sung dưỡng chất giúp xương hồi phục nhanh chóng.

Phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm bớt cơn đau nhanh chóng do gai cột sống thắt lưng gây nên mà không để lại sẹo hoặc không gây ra các tác dụng phuj. Cùng với chi phí điều bằng giao dịch thấp dễ dàng phù hợp với nhu cầu kinh tế của hầu khắp các bệnh nhân.

5.4. Vận động trị liệu

Ngoài các biện pháp trên, vận động trị liệu cũng được xem là một trong những phương pháp giúp điều trị gai cột sống lưng hiệu quả. Một số bài tập đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng để giúp bệnh gai cột sống lưng bị đẩy lùi như:

Bài vận động trị liệu số 1

  • Đầu tiên, bệnh nhân hãy nằm lên giường, lưng áp sát và tay chân duỗi thẳng, cơ được thả lỏng.
  • Tiếp theo, hãy hít một hơi thật sâu sau đó thực hiện cùng lúc động tác nâng người và kéo đầu gối phải sao cho đầu gối áp sát vào bụng.
  • Bệnh nhân dùng hai tay ôm sát đầu gối phải đồng thời chân trái duỗi thẳng xuống.
  • Giữ vững tư thế này trong vòng 10 giây và thở ra sau đó thực hiện lại như ban đầu. Mỗi chân tập luyện khoảng 10 lần.
  • Thực hiện đều đặn bài tập này sẽ giúp cải thiện tình trạng gai cột sống lưng hiệu quả.

Bài vận động trị liệu số 2

Với bài tập thứ hai, người bệnh nên thực hiện các động tác như sau:

  • Đầu tiên, bệnh nhân hãy nằm lên giường, lưng áp sát và tay chân duỗi thẳng, cơ được thả lỏng.
  • Tiếp theo, tiến hành co hai chân và áp sát về phía ngực, dùng hai cánh tay ôm hai đầu gối.
  • Giữ tư thế khoảng 10 giây rồi từ từ hạ thân về vị trí ban đầu.
  • Người bệnh cần thực hiện đều đặn động tác này 10 lần và chú ý đến hơi thở.

Bài vận động trị liệu số 3

Khác với hai bài tập trước, bài tập này người bệnh cần vận động như sau:

  • Đầu tiên, người bệnh nằm thả lỏng cơ thể trên sàn.
  • Sau đó, tiến hành chống chân lên một góc 90 độ và nâng phần lưng và hông khỏi mặt sàn.
  • Mỗi lần tập giữ nguyên 5 giây rồi hạ người về tư thế ban đầu. Tập đều đặn 10 động tác/ lần tập để đem lại hiệu quả.

Một lưu ý nhỏ dành cho bệnh nhân mắc gai cột sống lưng khi thực hiện động tác vận động này đó là cần hạ lưng một cách nhẹ nhàng, không nên thực hiện quá mạnh bạo gây ảnh hưởng đến phần cột sống đang chịu thương tổn.

Ngoài các bài tập trị liệu, người bệnh cũng có thể thực hiện một số động môn thể thao nhẹ nhàng để giúp xương khớp linh hoạt và dẻo dai hơn như đi bộ, yoga, đạp xe, thiền…

5.5. Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được xem như lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp điều trị trên không mang lại tác dụng. Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ gai cột sống lưng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật các gai này có thể mọc lại. Vì vậy, biện pháp này nên chú ý và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

6. Cách phòng ngừa gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng giờ đây không chỉ còn là bệnh lý của người già mà đã trở nên “trẻ hóa”. Số người nằm trong độ tuổi lao động từ 20-50 tuổi gặp phải tình trạng gai cột sống thắt lưng ngày càng nhiều. Vì vậy, việc phòng ngừa căn bệnh này là điều kiện tiên quyết để có một cơ thể khỏe mạnh.

Vậy nên phòng tránh gai cột sống thắt lưng bằng cách nào?

Thứ nhất, không nên ngồi quá lâu và sai tư thế trong thời gian dài

Các bạn nên chú ý về tư thế ngồi sao cho chuẩn. Chớ nên ngồi quá lâu hàng ngày. Trong trường hợp bắt buộc phải ngồi một chỗ như làm văn phòng, các bạn nên căn thời gian để đứng dậy đi lại giúp cơ thể hoạt động tốt và ngăn ngừa được bệnh gai cột sống thắt lưng.

Thứ hai, hạn chế tình trạng khiêng vác vật dụng quá nặng để tránh những ảnh hưởng không tốt đến cột sống.

Vận động mạnh, bê vác quá sức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gai cột sống thắt lưng. Vì vậy, hãy chú ý trong quá trình lao động để giúp xương không bị quá tải gây nên các chứng bệnh về xương khớp.

Thứ ba, nên chú ý dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt cần kiểm soát cân nặng của bản thân

Cân nặng tăng quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương lão hóa nhanh chóng. Vì vậy, bạn không nên để cho xương khớp chịu ảnh hưởng từ cân nặng của mình. Hãy ăn uống điều độ, hợp lý để để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Thứ tư, bổ sung bộ ba canxi nano, vitamin D3 và MK7 giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ điều trị được tình trạng gai đôi cột sống hiệu quả.

Canxi nano, vitamin D3 và MK7 là bộ 3 hoàn hảo giúp xương chắc khỏe và cải thiện rõ rệt tình trạng gai cột sống cho nhiều người bệnh. Đặc biệt là MK7 giúp vận chuyển canxi nano một cách an toàn đồng thời cũng làm giảm sự hình thành các gai xương và làm mòn các gai xương đã hình thành. Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm có chứa bộ ba hoàn hảo này sẽ giúp người bệnh không còn nỗi lo gai cột sống, khiến xương chắc khỏe hơn, dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mà không cần lo lắng về bất cứ tác dụng phụ nào.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp đỡ được người bệnh trong việc điều trị chứng gai cột sống lưng nhanh chóng và hiệu quả. Trong trường hợp bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần kịp thời đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Quân Mr