Từ xa xưa, các bài thuốc Nam được rất nhiều người tin dùng và lựa chọn trong việc điều trị bệnh gai cột sống. Chỉ cần tận dụng một vài loại lá cây có sẵn trong vườn như ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ… có thể giúp người bệnh giảm thiểu triệu chứng gai cột sống hiệu quả. Hãy tham khảo một vài cách trị gai cột sống dưới đây để giảm thiểu đáng kể tình trạng này.

1. Ưu điểm chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Nam

Gai cột sống là chứng bệnh hình thành các xương gai ra phía ngoài và hai bên cột sống. Những người mắc bệnh này thường do viêm cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân và đốt sống.

Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng gai cột sống thường được mách cách điều trị căn bệnh này bằng thuốc nam. Vậy các bài thuốc này có thực sự mang lại hiệu quả điều trị?

Thực chất, việc điều trị căn bệnh gai cột sống bằng thuốc Tây hoặc bằng biện pháp phẫu thuật thường mang lại một vài tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc nam như một giải pháp an toàn và đáng cân nhắc. Phương pháp chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Nam có rất nhiều ưu điểm như:

  • Các bài thuốc Nam rất phù hợp với cơ địa của người Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho nên hiệu quả đã được kiểm chứng.
  • Nguyên liệu rất dễ tìm kiếm và quen thuộc với mọi người. Bên cạnh đó cũng không gây tác dụng phụ đến sức khỏe người bệnh.
  • Các bài thuốc Nam có thể là phương pháp hỗ trợ cho các biện pháp điều trị bệnh khác.
  • Không tốn kém về mặt chi phí.
  • Mang hiệu quả điều trị lâu dài.

Tuy nhiên, các bài thuốc nam sẽ không mang lại công hiệu nhanh chóng như sử dụng thuốc Tây. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả sử dụng.

2. Các bài thuốc Nam chữa gai cột sống

Có rất nhiều loại nguyên liệu tự nhiên mang lại công dụng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây để áp dụng trong việc điều trị bệnh gai cột sống của mình:

2.1. Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây ngải cứu

Ngải cứu luôn là vị thuốc nổi tiếng trong các bài thuốc dân gian đặc biệt là điều trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp trong đó có gai cột sống. Có rất nhiều cách để áp dụng ngải cứu trong việc chữa bệnh gai cột sống như đắp hoặc uống đều mang lại công dụng điều trị hiệu quả.

Để chữa gai cột sống bằng cây ngải cứu, các bạn có thể áp dụng theo 2 dạng bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc uống

  • Bước 1: Các bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu đem rửa sạch và giã thật nhuyễn.
  • Bước 2: Chắt lấy phần nước cốt sau khi giã và thêm 1 thìa cà phê mật ong cho dễ uống

Với những người mắc bệnh gai cột sống cần thực hiện đều đặn liên tục khoảng 1 tháng, mỗi ngày uống một cốc tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Bài thuốc đắp

  • Bước 1: Các bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu đem rửa sạch và giã thật nhuyễn.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn thêm vào đó một chút giấm và đun sôi hỗn hợp lên.
  • Bước 3: Các bạn sử dụng một chiếc khăn xô sạch sau đó đổ hỗn hợp ngải cứu và giấm đã đun sôi sau đó chườm lên vị trí gai đốt sống khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt chất tồn tại trong ngải cứu như tricosanol, cineol,… có tác dụng kháng viêm, giải phóng cơ, tăng sự đàn hồi dây chằng,… mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề xương khớp.

2.2. Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây dền gai

Dền gai được biết đến với công dụng giải nhiệt, lợi tiểu rất tốt. Chính vì vậy, dền gai rất được yêu thích và sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, ít ai biết rằng dền gai còn mang thêm một công dụng nữa giúp giảm đau, nhức xương khớp hiệu quả nhờ hàm lượng canxi dồi dào.

Để điều trị gai cột sống bằng cây dền gai các bạn có thể áp dụng cách thực hiện như sau:

  • Bài thuốc uống: Các bạn sử dụng phần cành và lá của cây dền gai đem rửa sạch sau đó sắc với nước uống hàng ngày thay nước lọc. Thực hiện đều đặn hàng ngày trong 1 tháng sẽ thấy tình trạng đau nhức gai cột sống thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc đắp: Các bạn cần chuẩn bị một nắm rau dền gai đem rửa sạch và giã nát. Sau đó lấy phần bã đắp lên vùng đau nhức và sử dụng băng gạc để cố định lại. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần để mang lại hiệu quả như ý muốn.

2.3. Bài thuốc chữa gai cột sống từ hạt đu đủ

Đu đủ là loại quả quen thuộc với người Việt Nam ta và mang lại nhiều lợi ích đến với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều tác dụng trong việc điều trị gai cột sống mà nhiều người không biết đến.

Điều trị gai cột sống từ hạt đu đủ sao cho hiệu quả là câu hỏi của rất nhiều người. Thực chất các bạn chỉ cần áp dụng theo đúng trình tự các bước dưới đây:

  • Bước 1: Cho hạt đu đủ vào một chiếc rổ và dùng tay xát nhẹ sao cho lớp màng bọc ngoài hạt bong ra để loại bỏ lớp nhớt.
  • Bước 2: Sau đó, các bạn đem hạt đu đủ đi giã thật nhuyễn rồi sử dụng một miếng vải xô sạch bọc bên ngoài.
  • Bước 3: Đắp hạt đu đủ lên vùng bị đau nhức khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ thấy tình trạng gai cột sống giảm đi đáng kể.

2.4. Bài thuốc chữa gai cột sống từ lá cẩm

Lá cẩm hay còn có tên gọi khác là cây cỏ thỏ. Đây là loại cây mọc thấp, lấy cây hình trứng có đầu nhọn và thường được sử dụng trong việc chế biến các món ăn dân dã hàng ngày.

Theo y học cổ truyền, lá cẩm mang tác dụng trị bệnh rất tốt, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp do tác dụng cầm máu và kháng viêm của nó.

Các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc chữa gai cột sống từ lá cẩm dưới đây:

Bài thuốc 1: Lá cẩm ăn với trứng gà

Ngoài việc là một món ăn bổ dưỡng, lá cẩm khi kết hợp với trứng gà sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp nhanh chóng. Các bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá cẩm, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Bước 2: Để lá cẩm ráo nước rồi chia làm 3 phần bằng nhau
  • Bước 3: Trứng gà đem luộc lòng đào và ăn sống với một phần lá cẩm.

Các bạn áp dụng đều đặn 3 lần mỗi ngày, trước bữa ăn một tiếng tình trạng nhức mỏi xương khớp sẽ giảm thiểu đáng kể.

Bài thuốc 2: Chườm lá cẩm lên vùng đau nhức

  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn rửa sạch lá cẩm đã chuẩn bị, để ráo nước.
  • Bước 2: Tiếp theo cho một lượng muối vừa đủ vào lá cẩm, giã nát.
  • Bước 3: Sao lá cẩm với lửa nhỏ đến khi thấy lá cẩm khô thì tắt bếp.
  • Bước 4: Cuối cùng, đổ hỗn hợp vào khăn mỏng, chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.

2.5. Bài thuốc chữa gai cột sống từ lá lốt

Lá lốt thường được chế biến thành các món ăn quen thuộc và ngon mắt như chả lá lốt hoặc ăn kèm với gỏi. Ngoài việc là một món ăn được nhiều người yêu thích, lá lốt còn mang tác dụng chữa gai cột sống vô cùng hữu dụng.

Các bạn có thể áp dụng các bài thuốc trị gai cột sống bằng lá lốt dưới đây:

Bài thuốc 1: Uống nước cốt lá lốt

  • Bước 1: Đầu tiên các bạn chuẩn bị khoảng 500g lá lốt sau đó đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Tiếp theo, các bạn Cho lá lốt vào nồi hoặc ấm rồi đổ nước vào, tùy chỉnh lượng nước rồi sắc cho đến khi cô đặc còn 1 chén thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chắt lấy nước cốt và uống trong ngày sau bữa tối.

Với bài thuốc này, các bạn nên thực hiện đều đặn khoảng 7- 10 ngày sẽ mang lại công dụng hiệu quả.

Bài thuốc 2: Đắp lá lốt lên vùng bị đau

  • Bước 1: Đầu tiên các bạn chuẩn bị khoảng 500g lá lốt sau đó đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát phần nguyên liệu đã chuẩn bị. Sau đó, cho lá lốt đã dập vào một cái khăn mỏng, sạch và đắp lên vùng bị đau ở cột sống.
  • Bước 3: Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần vào mỗi buổi tối để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.6. Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây chìa vôi

Chìa vôi được biết đến là một trong những loại thuốc Nam quen thuộc giúp giảm đau, tiêu viêm và trừ tê thấp rất hiệu nghiệm. Với bệnh gai cột sống, sử dụng cây chìa vôi giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả và người bệnh có thể dễ dàng vận động mà không sợ đau nhức.

Cách thực hiện trị gai cột sống bằng cây chìa vôi như sau:

Bài thuốc số 1: Đắp lá thuốc từ cây chìa vôi

  • Bước 1: Chuẩn bị 500g lá chìa vôi cùng 2 thìa muối trắng.
  • Bước 2: Tiếp theo, đem rửa sạch lá chìa vôi, chú ý rửa sạch lớp bột trắng xung quanh lá để tránh gây ngứa, dị ứng cho người sử dụng.
  • Bước 3: Sau đó cắt nhỏ lá chìa vôi, cho một ít muối trắng vào rang nóng.
  • Bước 4: Cuối cùng, đắp hỗn hợp lên vùng cột sống bị đau, cẩn thận không nên đắp ngay khi vừa rang, tránh bị bỏng. Nhiệt độ ấm vừa đủ sự chịu đựng của cơ thể, khi thuốc nguội có thể rang lại và sử dụng tiếp.

Kiên trì thực hiện bài thuốc này hàng ngày để có được kết quả tốt.

Bài thuốc số 2: Uống nước thuốc chìa vôi

  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn nên chuẩn bị mỗi loại nguyên liệu khoảng 10 – 20g như: cây chìa vôi, cỏ xước, dền gai, lá lốt, cỏ người, tầm gửi.
  • Bước 2: Đem các nguyên liệu trên đi phơi khô khoảng 4 – 5 nắng hoặc nếu có máy sấy khô có thể sử dụng.
  • Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu đã phơi khô vào nồi và sắc lấy nước.

Mỗi ngày, bệnh nhân sử dụng một thang thuốc như trên để mang lại công dụng tuyệt vời nhất giúp điều trị gai cột sống nhanh chóng.

2.7. Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây xấu hổ

Ngoài tên gọi xấu hổ, loại cây này còn được gọi bằng một tên gọi rất đẹp là cây trinh nữ. Với vị ngọt, tính mát mang khả năng an thần, giảm đau hiệu quả người bị gai cột sống có thể sử dụng loại cây này trong việc điều trị bệnh mà không lo xảy ra bất kỳ một tác dụng phụ nào.

Để điều trị gai cột sống bằng cây xấu hổ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách thức như sau:

Bài thuốc 1: Uống nước thuốc từ rễ cây xấu hổ

  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị khoảng 30g rễ cây xấu hổ và khoảng 1,5 lít nước sạch.
  • Bước 2: Rửa sạch rễ cây xấu hổ, cắt nhỏ và cho vào ấp đun với 1,5 lít nước.
  • Bước 3: Đun khoảng 20 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước cốt uống làm nhiều lần trong ngày. Các bạn nên áp dụng đều đặn khoảng 1 tháng để thu lại kết quả tốt nhất.

Bài thuốc 2: Uống nước thuốc từ rễ cây xấu hổ với lá lốt và đinh lăng

  • Bước 1: Các bạn cần chuẩn bị mỗi nguyên liệu khoảng 50g, đó là: rễ cây xấu hổ, lá đinh lăng và lá lốt.
  • Bước 2: Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và đun với khoảng 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn một nửa thì chia làm 3 lần và uống trong ngày.

Các bài thuốc dân gian thường mang lại hiệu quả chậm vậy nên các bạn cần kiên trì thực hiện để thấy được tác dụng của các bài thuốc này.

2.8. Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây xương rồng

Cây xương rồng không chỉ là một loại cây cảnh trang trí mà còn được xem là loại thuốc giảm đau hiệu quả. Rất nhiều người đã chứng minh hiệu quả của xương rồng trong việc chữa đau răng và giảm đau nhức xương khớp.

Có 2 bài thuốc từ xương rồng để điều trị gai cột sống phổ biến là:

Bài thuốc 1: Cây xương rồng với muối ăn

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 lá xương rồng và 2 thìa muối ăn.
  • Bước 2: Cắt bỏ hết gai xương rồng cẩn thận, cho lên bếp nướng. Sau đó giã nát với một chút muối ăn
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp lên một tấm vải mỏng và đắp lên vị trí đau nhức của xương.

Các bạn có thể thực hiện nhiều lần/ngày để giảm tình trạng đau đớn khó chịu do gai cột sống gây nên.

Bài thuốc 2: Kết hợp xương rồng với các nguyên liệu khác

  • Bước 1: Chuẩn bị đày đủ các nguyên liệu như sau: 3 nhánh xương rồng, 1/2 bát cám gạo, lá chuối hột, 1/2 bát giấm nuôi.
  • Bước 2: Xương rồng cắt bỏ hết gai, đem giã nát. Trộn giấm, cám gạo đã chuẩn bị vào chung.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp lên chảo xào nóng. Sau đó đổ ra lá chuối, lót thêm lên trên một miếng lá rồi nằm ngửa đè lên hỗn hợp
  • Bước 4: Cuối cùng, giữ khoảng 30 phút, mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần cơn đau sẽ cải thiện đáng kể.

2.9. Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây phèn đen

Tên gọi khác của cây phèn đen là cây mực, một vị thuốc điều trị xương khớp hiệu quả trong Đông y. Người mắc bệnh gai cột sống có thể áp dụng các bài thuốc từ cây phèn đen để điều trị cơn đau nhức xương khớp nhanh chóng và hiệu quả.

Để thực hiện bài thuốc này, các bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bao gồm: 30g Cây phèn đen khô, 30g Tất bát, 20g Lá cây bưởi bung, 20g Ngưu tất nam, 10g Rễ cây gấc
  • Bước 2: Đem nguyên liệu đi rửa sạch, cắt nhỏ và sao vàng.
  • Bước 3: Sắc số nguyên liệu này với 2 lít nước trong vòng 1 giờ đồng hồ và chia làm 3 lần. Uống vào trước 3 bữa ăn hàng ngày sẽ thấy tình trạng gai cột sống thuyên giảm đi đáng kể.

3. Cách chữa gai cột sống tại nhà hiệu quả

Ngoài các bài thuốc Nam giúp điều trị gai cột sống hiệu quả, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một vài biện pháp điều trị tại nhà như sau:

3.1. Mát xa, xoa bóp giảm đau cho người bị gai cột sống

Các cơn đau nhức do gai xương hình thành trên cột sống thường là nỗi ám ảnh của người bệnh. Cơn đau có thể lan sang các bộ phận cơ thể khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khiến người bệnh mệt mỏi. Các bạn có thể thực hiện trị liệu bằng các bài tập massage nhẹ nhàng để giảm bớt các triệu chứng đau nhức cho người bệnh.

Biện pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn và xoa dịu các cơn đau, cải thiện tình trạng bệnh.
Để thực hiện đúng biện pháp này, các bạn nên áp dụng theo các bước dưới đây:

Động tác 1: Tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng khu vực vai gáy

  • Đầu tiên, nhắc người bệnh ngồi thẳng lưng trên giường và đầu cúi về phía trước.
  • Tiếp theo, đưa một tay ra sau đặt vào vị trí cột sống bị bệnh. Dùng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực bị đau với một lực vừa phải. Thực hiện động tác này 3- 5 phút bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Động tác 2: Tiến hành day vùng sau gáy

Bước này thích hợp nhất đối với những người bị gai cột sống cổ.

  • Đặt hai ngón tay cái vào sau gáy, các ngón còn lại hướng lên trên ôm vào đầu
  • Sử dụng 2 ngón cái thực hiện các thao tác xoa, ấn kết hợp day mạnh vào khu vực sau gáy từ 2 – 3 phút.

Động tác 3: Xoa bóp khu vực cổ, vai, bả vai và cột sống lưng

Các bạn tiến hành xoa bóp lần lượt ở các khu vực cổ, vai, bả vai hay các vị trí đau trên cột sống lưng trong khoảng từ 5-10 phút. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu cơn đau nhanh chóng.

Động tác 4: Chà xát

Bước này, người bệnh có thể tự mình thực hiện mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của người hỗ trợ.

  • Đầu tiên: Người bệnh đặt hai bàn tay của mình ra vị trí sau gáy và 10 ngón tay đan chặt vào với nhau.
  • Tiếp theo áp một lực đủ mạnh chà xát vào vùng gáy, kéo tay qua lại hai bên 10 lần sao cho khu vực này nóng lên.
  • Cuối cùng, cúi đầu xuống rồi vắt tay trái lên bả vai, các ngón tay mở rộng. Dùng lòng bàn tay chà lên 2 bên khu vực xương bả vai, mỗi bên 10 lần.

Động tác 5: Véo gân dưới nách

Với những người gặp phải tình trạng gai cột sống đau lan sang hai bên cánh tay có thể áp dụng biện pháp véo gân dưới nách để giúp thư giãn các dây thần kinh và giảm bớt các cơn đau.

Động tác 6: Xoa bóp 2 bên cánh tay

  • Đầu tiên, người bệnh ngồi lên một chiếc ghế và giữ cho lưng thẳng.
  • Tiếp theo, lấy tay trái đặt qua vai phải kéo căng khu vực cánh tay và bả vai.
  • Cuối cùng, thực hiện tương tự với tay phải để giảm đau nhức xương khớp.

3.2. Chườm nóng/chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh sẽ mang lại cảm giác thoải mái và bớt đau nhức cho những người mắc gai cột sống. Phương pháp này mang lại công dụng tốt, nhanh chóng và giúp tăng tuần hoàn máu, đẩy nhanh tiến trình hồi phục tổn thương dễ dàng.

Với biện pháp chườm nóng: Các bạn sử dụng túi đựng nước nóng hoặc muối rang và đắp lên vùng đau nhức do gai cột sống khoảng 10-15 phút sẽ cảm thấy cơn đau giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, cần chú ý độ nóng vừa phải để tránh gây bỏng da.

Với biện pháp chườm lạnh: Các bạn áp một túi đá lạnh hoặc 1 chiếc khăn bọc đá lạnh lên vùng cột sống đau nhức khoảng 15- phút. Nếu cơn đau dai dẳng các bạn nên thực hiện liên tục cách nhau 2-3 giờ.

3.3. Bấm huyệt chữa gai cột sống tại nhà

Bấm huyệt là một phương pháp trị bệnh gai cột sống hiệu quả của y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng lực đạo của các đầu ngón tay tác động đến các vị trí phản chiếu với cột sống trong cơ thể con người để giải phóng tình trạng tắc nghẽn và trì trệ khí huyết khiến giảm đau nhanh chóng.

Để giải pháp bấm huyệt mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh, các bạn cần nắm rõ các vị trí của huyệt đạo bao gồm:

  • Huyệt Kiên Tỉnh: Huyệt này có hai điểm nằm trên cơ vai, bị trí là ở giữa đường nối từ cổ sang hai bên cánh tay.
  • Huyệt Hợp Cốc: Nằm ngay nếp gấp giữa ngón cái với ngón trỏ
  • Huyệt Phong Trì: Bao gồm 2 huyệt nằm sau dái tai.

Sau đó thực hiện bấm huyệt theo đúng các thao tác sau đây:

  • Bước 1: Để bệnh nhân ngồi ở tư thế thả lỏng cơ thể, hít thở sâu nhịp nhàng, giữ cho thần kinh được thư giãn
  • Bước 2: Sử dụng ngón cái ấn một lực nhẹ lần lượt vào các huyệt vị kết hợp xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ 3 – 4 phút cho đến khi huyệt nóng lên và có cảm giác căng tức thì ngưng.
  • Bước 3: Cuối cùng tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh huyệt vị vừa tác động để kích thích lưu thông máu, tránh được tình trạng bầm tím ở huyệt.

Tuy nhiên, chỉ thực hiện khi đã hiểu rõ về phương pháp bấm huyệt cũng như thông thạo các thao tác nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến người bệnh.

3.4. Tắm nước ấm giảm đau do gai cột sống

Tắm nước ấm rất tốt cho sức khỏe con người. Hơn hết liệu pháp này còn giúp ích trong việc điều trị một số loại bệnh trong đó phần nhiều là các chứng bệnh liên quan đến xương khớp. Khi bị gai cột sống, cơ thể người bệnh sẽ trở nên mệt mỏi, đau nhức vì vậy việc tắm nước nóng mỗi ngày sẽ giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng cũng như thư giãn cơ bắp và giảm đau hiệu quả.

Mỗi ngày, người bệnh nên tắm nước ấm hoặc ngâm mình khoảng 15 phút. Nếu có thể hãy kết hợp với massage nhẹ nhàng sẽ giúp các cơn đau được đẩy lùi nhanh chóng.

3.5. Đẩy lùi bệnh gai cột sống thông qua con đường ăn uống

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các bạn hãy tự thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để giúp cải thiện tình trạng bệnh của mình. Với những người mắc bệnh gai cột sống có thể tăng cường sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

  • Gia vị mang tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên: Các loại gia vị tự nhiên như gừng, tỏi, nghệ quế đều mang tính kháng viêm và giảm đau rất tốt, hỗ trợ đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.
  • Các loại thực phẩm chống oxy hóa: Để bảo vệ được các tế bào xương sụn của cơ thể tránh được khỏi các tác hại của gốc tự do và các phản ứng gây viêm đau tại cột sống có gai các bạn nên ăn những loại thực phẩm chống oxy hóa.
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi có nhiều trong những loại động vật có vỏ như tôm, cua, hoặc các loại rau xanh, trứng và sữa đậu nành. Với những bệnh nhân mắc gai cột sống bổ sung canxi sẽ giúp xương khớp trở nên vững chắc hơn.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C được xem là hợp chất kháng viêm tự nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe. Người bệnh có thể lựa chọn các loại trái cây giàu vitamin C như: trái cây có múi, dâu tây, cà chua, rau lá xanh, ớt chuông…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin D và K: Nấm và trứng hoặc các loại ngũ cốc khi được sử dụng thường xuyên sẽ tăng khả năng hấp thu canxi giúp cột sống chắc khỏe và giảm đau lưng hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các loại đồ uống có chứa chất kích thích, các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, hoặc thịt đỏ.

3.6. Cách chữa gai cột sống tại nhà bằng các thuốc không kê đơn

Để làm giảm các triệu chứng gai cột sống các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn trong trường hợp các cơn đau nặng nề như: Panadol, Tylenol, Advil, Motrin, Naproxen…

Các loại thuốc này có thể sử dụng trong một vài ngày liền để giảm nhẹ các cơn đau cho người bệnh. Tuy nhiên không được quá lạm dụng sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe của người bệnh.

4. Lưu ý khi điều trị gai cột sống tại nhà

Bên cạnh việc chú ý trong điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả, người bệnh cũng nên chú ý những vấn đề sau:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…
  • Tránh các hành động hoặc vận động mạnh làm tăng gánh nặng cho cột sống.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt để kiểm soát cân nặng: Khi cân nặng tăng sẽ khiến cột sống phải chịu nhiều sức ép hơn gây ra những cơn đau nhức khó chịu hơn.
  • Cần nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn sức khỏe.
  • Không tự ý sử dụng cùng lúc các bài thuốc Nam trị gai cột sống.

Nên bổ sung sản phẩm chứa canxi nano, vitamin D3 và MK7 cùng các tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry để giúp xương chắc khỏe. Trên thị trường xuất hiện sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên và được Bộ y tế cấp phép lưu hành.

Với các bài thuốc trị gai cột sống trên đây, hy vọng sẽ giúp đỡ được người bệnh trong quá trình điều trị căn bệnh này. Các biện pháp dân gian này cần thực hiện kiên trì để mang lại hiệu quả tốt. Trong trường hợp nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, người bệnh cần kịp thời đến các cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị.

Quân Mr