Theo thống kê, cứ 4 người trưởng thành thì sẽ có 3 người mắc bệnh trĩ. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lối sống và sử dụng một số biện pháp tự nhiên là có thể khỏi bệnh. Nếu muốn áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà, bạn có thể tham khảo 20 mẹo dưới đây.
1. Bệnh trĩ có trị dứt điểm được không?
Bệnh trĩ là tình trạng hệ thống tĩnh mạch khối cơ vùng trực tràng hậu môn bị kéo giãn và phồng lên. Bệnh thường được phân làm 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ở giai đoạn mới mắc, bệnh trĩ tương đối dễ điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng thì cách chữa bệnh trĩ sẽ tốn kém và khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi đi cầu thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc dưới bồn cầu, thì bạn nên điều trị ngay để tránh những phiền toái do bệnh gây ra sau này.
2. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả
Trĩ là căn bệnh khá “tế nhị” nên người bệnh thường ngại đi khám và trì hoãn điều trị dẫn đến bệnh trở nặng. Dưới đây là một số những biện pháp điều trị tại nhà rất hiệu quả cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ.
2.1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ
Thành phần chính của nghệ là hoạt chất Curcumin. Hoạt chất này là một loại kháng sinh tự nhiên giúp khử trùng vết thương, giảm viêm, sưng tấy búi trĩ và vùng hậu môn làm giảm triệu chứng xuất huyết, đau rát. Bên cạnh đó, dùng nghệ điều trị trong thời gian dài cũng làm búi trĩ teo nhỏ dần.
Phương pháp thực hiện:
- Dùng 1 củ nghệ tươi rửa sạch để ráo nước
- Thái khúc sau đó giã nát đến khi có nước
- Dùng vải xô vắt lấy nước cốt nghệ
- Bôi nước cốt nghệ trực tiếp lên hậu môn 2-3 lần/ngày. Trước khi bôi cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
2.2. Cách chữa trị bệnh trĩ bằng lá diếp cá
Rau diếp cá hay còn gọi là ngư tinh thảo là một loại rau có thể hỗ trợ điều trị rất tốt bệnh trĩ. Với tính mát, vị chua, rau diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng giúp điều trị hiệu quả bệnh trĩ. Ngoài ra chất decanoyl acetaldehyd trong rau diếp cá còn có tác dụng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ.
Phương pháp thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá với nước muối loãng sau đó để ráo nước
- Giã nát rau diếp cá với 1 chút muối hạt. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đắp trực tiếp hỗn hợp này lên hậu môn. Có thể sử dụng băng gạc để cố định.
- Thời gian đắp tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Buổi sáng gỡ hỗn hợp này ra và rửa sạch bằng nước.
2.3. Dùng vỏ quả lựu trị bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ này sử dụng các hoạt chất có trong vỏ lựu như iso quercetin, peletierin… có tác dụng giúp giảm sưng viêm, chảy máu và co búi trĩ lại. Do đó, bài thuốc xông rửa vùng hậu môn bằng vỏ quả lựu có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh.
Phương pháp thực hiện: Dùng 50 – 100 gam vỏ lựu rửa sạch sau đó đun sôi với 1,5l nước. Dùng dung dịch này để xông, rửa hậu môn. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ sẽ thuyên giảm.
2.4. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá vông
Lá vông chứa hoạt chất Saponin có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu và vận động của các cơ. Chính vì tác dụng này lá vông giúp cải thiện hệ tĩnh mạch và khối cơ vùng hậu môn trực tràng giúp ngăn ngừa búi trĩ phát triển. Ngoài ra, lá vông còn có tác dụng giảm đau rát, giảm viêm tấy do bệnh trĩ gây ra.
Phương pháp thực hiện:
- Rửa sạch 7 đến 9 lá vông loại bánh tẻ bằng nước muối pha loãng sau đó để ráo nước.
- Vệ sinh sạch hậu môn bằng nước ấm
- Hơ lá vông trên lửa nhỏ, sau đó đắp trực tiếp vào búi trĩ. Khi lá vông hết nóng tiếp tục hơ và đắp cho đến khi hết số lá chuẩn bị.
- Thực hiện 1 đến 2 lần/tuần
2.5. Hạt gấc trị trĩ hiệu quả
Hạt gấc hay còn gọi là mộc thiết tử là một loại dược phẩm quý trong Đông y. Với tác dụng tiêu thũng, giảm đau, kháng viêm, cầm máu… hạt gấc có khả năng điều trị rất hiệu quả đối với bệnh trĩ.
Phương pháp thực hiện:
- Cho 4 – 5 hạt gấc vào cối giã nát
- Trộn hạt gấc giã nát với rượu trắng, giấm trắng và ủ trong khoảng 5 phút
- Bọc hỗn hợp trong miếng vải sạch và đắp trực tiếp vào búi trĩ khoảng 30 phút.
- Cách ngày đắp 01 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả điều trị.
2.6. Gừng giúp chữa trĩ
Gừng tươi có khả năng kháng viêm, phục hồi tổn thương giúp giảm đau rát do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, gừng tươi còn có khả năng kiểm soát những cơn đau khi đi cầu.
Phương pháp thực hiện: Ngoài việc ăn trực tiếp vào bữa ăn hàng ngày, gừng có thể sử dụng đắp trực tiếp lên búi trĩ hoặc sử dụng phương pháp xông hơi dưới đây.
- Dùng 1 củ gừng tươi rửa sạch sau đó thái lát và hãm với nước sôi
- Đổ nước gừng vào chậu và xông trực tiếp vào hậu môn.
- Khi nước nguội có thể sử dụng nước này để vệ sinh hậu môn hoặc dùng lát gừng đắp trực tiếp lên búi trĩ.
2.7. Rau sam chữa bệnh trĩ
Rau sam giúp giải độc, thanh mát cơ thể đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Không những thế, rau sam còn phòng ngừa táo bón, giúp mềm phân tạo cảm giác dễ chịu khi đi cầu. Ngoài ra, những hoạt chất có trong rau sam còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh trĩ.
Phương pháp thực hiện: Dùng 2 nắm rau sam rửa sạch rồi luộc lên ăn cả cái. Nước nóng dùng để xông trực tiếp vùng hậu môn. Khi nước chuyển sang ấm thì dùng ngâm hậu môn và vệ sinh búi trĩ. Duy trì trong khoảng 20 đến 30 ngày bệnh trĩ sẽ thuyên giảm.
2.8. Cây dương xỉ chữa bệnh trĩ
Dương xỉ có tác dụng cầm máu rất hiệu quả. Không những vậy, dương xỉ còn giúp xoa dịu những cơn đau do trĩ gây ra khi đi đại tiện.
Phương pháp thực hiện: Có thể dùng cây dương xỉ như món ăn hàng ngày. Ngoài ra có thể giã nát dương xỉ với muối và đắp trực tiếp lên búi trĩ vào buổi tối. Thời gian liệu trình điều trị là 7 đến 10 ngày.
2.9. Lá bỏng chữa trĩ
Lá bỏng có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau, cầm máu. Sử dụng lá bỏng giã nát với một chút muối tinh và sau đó đắp trực tiếp lên búi trĩ là một trong những phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh trĩ.
2.10. Trị bệnh trĩ bằng lá lược vàng
Cây lược vàng có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể. Với tính mát ít độc, cây lược vàng giúp làm giảm ngứa ngáy, đau rát do bệnh trĩ gây ra, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.
Phương pháp thực hiện:
- Rửa sạch 2-3 lá lược vàng với nước muối loãng và để ráo nước
- Cắt lá lược vàng thành khúc và giã nát
- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh hậu môn, sau đó lau khô
- Đắp hỗn hợp lá lược vàng trực tiếp lên vùng hậu môn vào buổi tối. Có thể sử dụng băng gạc để cố định
- Vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sau khi ngủ dậy.
2.11. Chữa trĩ bằng cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực có tác dụng cầm máu, khử trùng, tiêu sưng, giảm viêm… giúp điều trị hiệu quả bệnh trĩ. Bên cạnh đó hoạt chất Saponin có trong cây nhọ nồi còn tăng sức bền thành mạch trĩ từ đó giảm xuất huyết, sa búi trĩ.
Phương pháp thực hiện:
- Dùng 300 gam cây nhọ nồi rửa sạch
- Ngâm với nước ấm khoảng 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước
- Đun với 1,5 lít nước + ½ muỗng cà phê muối tinh. Khi nước sôi đun tiếp thêm khoảng 10 phút rồi bắc ra.
- Xông hơi trực tiếp vào vùng hậu môn
- Khi nước ấm, tiếp tục ngâm hậu môn trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch và lau khô.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
2.12. Cây lức chữa bệnh trĩ
Cây lức hay còn gọi là cây cúc tần. Đây là loại cây thường dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu, nhức xương… Bên cạnh đó, cây lức còn có tác dụng giảm ngứa, giảm đau rát do bệnh trĩ gây ra.
Phương pháp thực hiện: Sử dụng cây lức, lá sung, lá lốt, ngải cứu, nghệ thái lát… cho vào nước đun sôi. Sử dụng dung dịch này để xông trực tiếp lên vùng hậu môn. Khi nước ấm tiếp tục ngâm khoảng 15 phút sau đó vệ sinh lau khô hậu môn bằng khăn mềm.
2.13. Hoa hòe chữa trĩ hiệu quả
Những hoạt chất nhứ troxerutin, oxymatrine có trong hoa hòe có tác dụng tăng cường lưu thông máu giúp hệ tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng khỏe mạnh. Ngoài ra hoa hòe còn làm giảm sưng viêm giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ.
Phương pháp thực hiện: Dùng 60g hoa hòe rửa sạch để ráo nước. Bỏ vào ấm sắc với 300ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 100 ml. Uống 2 lần/ngày để giảm sưng viêm do bệnh trĩ gây ra.
2.14. Trị trĩ bằng lá mơ lông
Mơ lông có tính mát, nhuận tràng giúp phân mềm giảm táo bón từ đó hỗ trợ hiệu quả cho điều trị bệnh trĩ. Bên cạnh đó, mơ lông còn chứa hai hoạt chất là tanin và alkaloid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, thu nhỏ búi trĩ.
Phương pháp thực hiện: Có thể sử dụng mơ lông trong bữa ăn hàng ngày để điều trị trĩ từ bên trong. Ngoài việc ăn trực tiếp, có thể giã nát mơ lông với muối tinh sau đó đắp trực tiếp lên hậu môn. Cách chữa bệnh trĩ này có tác dụng giảm ngứa, đau rát và hỗ trợ co búi trĩ vào bên trong.
2.15. Ngâm nước muối chữa bệnh trĩ
Dùng nước ấm pha muối loãng ngâm hậu môn là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Nước muối có tác dụng khử trùng, loại bỏ vi khuẩn từ đó giảm các triệu chứng đau rát, xuất huyết do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra ngâm nước muối còn giúp tăng cường lưu thông máu vùng hậu môn trực tràng, giúp người bệnh thư giãn từ đó tăng hiệu quả điều trị.
2.16. Trị bệnh trĩ bằng khoai lang
Khoai lang có vị ngọt, tính bình có công dụng rất tốt trong điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Khoai lang giúp nhuận tràng, làm phân mềm từ đó giảm đau rát, xuất huyết sau mỗi lần đi cầu ở bệnh nhân trĩ. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng kháng viêm giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Phương pháp trị bệnh trĩ bằng khoai lang: Ăn trực tiếp củ hoặc rau khoai lang hàng ngày. Bên cạnh đó có thể sử dụng nước luộc dây khoai lang để thay nước uống hàng ngày.
2.17. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng khử trùng, tiêu viêm, giảm sưng giúp giảm ngứa, đau rát do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, lá lốt còn hỗ trợ cầm máu giúp giảm xuất huyết sau mỗi lần đi cầu.
Phương pháp thực hiện:
- Dùng 1 nắm lá lốt tươi rửa sạch với nước muối loãng, sau đó để ráo nước.
- Đem lá lốt đun sôi khoảng 10 -15 phút với khoảng 2 lít nước.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
- Dùng nước này xông vùng hậu môn. Khi nước đã chuyển sang ấm tiếp tục ngâm hậu môn khoảng 10 – 15 phút, sau đó dùng vải mềm vệ sinh, lau khô hậu môn.
- Thực hiện vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả điều trị.
2.18. Chữa trĩ bằng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn giúp giảm triệu chứng ngứa rát do bệnh trĩ gây ra. Ngoài việc uống mật ong để tăng khả năng kháng khuẩn, người bệnh còn có thể bôi trực tiếp lên hậu môn để giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Phương pháp thực hiện:
- Chuẩn bị mật ong nguyên chất không pha tạp
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó dùng vải mềm lau khô
- Sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên hậu môn và để trong khoảng 30 phút
- Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm
- Thực hiện 2 lần/ngày để giảm triệu chứng của bệnh trĩ.
2.19. Dùng lá trà xanh trị bệnh trĩ
Nhờ có tính khử trùng, trà xanh có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, đau rát và mùi hôi của búi trĩ lòi ra. Không những thế trà xanh còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Người bệnh có thể uống nước trà xanh hàng ngày hỗ trợ điều trị trĩ. Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp dưới đây.
- Dùng 1 nắm trà xanh rửa sạch và ngâm với nước muối loãng
- Vớt ra để ráo nước, sau đó vò nhẹ lá trà
- Cho vào nồi đun với khoảng 1,5 lít nước. Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp. Sau khi tắt bếp tiếp tục để trà xanh trong nồi khoảng 7 đến 10 phút.
- Đổ nước chè ra thau pha thêm nước và ngâm hậu môn khoảng 10 phút sau đó vệ sinh lau khô bằng vải mềm.
- Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
2.20. Bài tập Kegel giúp cải thiện trĩ hiệu quả
Kegel là bài tập vùng đáy khung xương chậu có tác dụng tăng cường lưu thông máu, kích hoạt hệ cơ ở vùng xương chậu. Đối với bệnh nhân trĩ, Kegel giúp tăng cường sức đàn hồi vùng cơ trực tràng – hậu môn từ đó hỗ trợ cho quá trình điều trị. Đối những người chưa mắc trĩ, Kegel là một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh này.
Nếu là người bệnh không có nhiều thời gian để sử dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà đã liệt kê ở trên, bạn có thể tìm đến một số sản phẩm chữa trĩ dạng viên uống được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: Diếp cá, hoa hòe, nghệ, Đương quy. Các thành phần này đều chứa các hoạt chất đã được khoa học nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng cho tác dụng hiệu quả đối với bệnh nhân trĩ nội độ 1, 2 và 3.
Đặc biệt, so với thuốc Tây thì các sản phẩm dạng viên uống được chiết xuất từ 4 loại thảo dược trên còn an toàn đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. Vì vậy, các đối tượng này hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng theo chỉ định.
Ngoài ra, để đẩy lùi bệnh trĩ an toàn, hiệu quả nhất bạn nên lắng nghe Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế chia sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.