Bấm huyệt chữa tê chân tay tại nhà sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức, châm chích và sẽ là cách giúp hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt nhất khi được kết hợp với các cách điều trị khác nữa.
1. Tự bấm huyệt chữa tê tay tại nhà
Để giảm đau nhức tay, người bệnh có thể tự học cách bấm huyệt tại nhà qua các bước sau:
- Bước 1: Người bệnh dùng bàn tay này miếu các khe ngón tay kia, vừa miết vừa kết hợp sử dụng lực mạnh bóp vào 5 khớp ngón tay, lắc bàn tay và dùng bàn tay bên kia vuốt cẳng tay xuống tới 5 ngón tay một vài lần. Thường là tay bên nào tê thì xoa bóp bên đó hoặc nếu đau quá người bệnh có thể nhờ người khác bấm huyệt, xoa bóp hộ.
- Bước 2: Người bệnh nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe ngón tay ra với lực mạnh dứt khoát. Người bệnh dùng tay bên này xoa bóp tay bên kia sau đó làm ngược lại.
- Bước 3: Bước tiếp theo là người bệnh dùng mu bàn tay bên này chà xát một lực vừa phải vào mu bàn tay bên kia. Thực hiện 10 lần với mỗi bên tay.
- Bước 4: Người bệnh dùng bàn tay này bóp bàn tay kia, ngược từ cổ tay lên vai 3 lần sau đó xát thật mạnh từ phía trong của cổ tay lên nách và làm ngược lại. Thực hiện 5 lần rồi đổi bên.
2. Tự bấm huyệt chữa tê chân tại nhà
Cách bấm huyệt chữa tê chân cũng gồm 4 bước:
- Bước 1: Bàn chân trái để lên đùi chân phải, dùng tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, kết hợp dùng lòng bàn tay kia xoa nhẹ gan bàn chân từ 30-50 lần rồi mới đổi bên.
- Bước 2: Dùng đầu ngón tay cái miết thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân từ 3-5 lần. sẽ giúp cảm giác “kiến bò” sẽ biến mất.
- Bước 3: Dùng tay vuốt nhẹ xung quanh đầu gối, sau đó ấn 2 ngón tay cái trên gối, di chuyển lên phía đùi. Thực hiện liên tục cho đến khi hết sự tê mỏi.
- Bước 4: Xòe tay nắm trọn bắp chân, ấn 2 ngón tay vào trung tâm, giữ trong 7 giây, tiếp tục cho 2 ngón tay lên phía trên là lặp lại y như vậy. Lặp lại động tác này nhiều lần.
3. Cách phòng tránh bệnh tê bì tay chân
Việc phòng ngừa chứng tê nhức chân tay cần phải thực hiện kết hợp các yếu tố đó là chế độ ăn, chế độ tập luyện song song với chế độ điều trị.
Chế độ ăn uống người bệnh cần là đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa tê tay chân, đau nhức xương khớp. Những thực phẩm tốt người bệnh nên ăn thường xuyên là trái cây tươi, chọn ăn các loại dầu thực vật, ăn nhiều hải sản như tôm, cua, sò, các loại cá biển, thịt bò, thịt gà, các loại rau xanh.
Bên cạnh thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp phòng tê tay chân thì cũng nên tránh các thực phẩm không tốt như thực phẩm béo, chiên rán, rượu bia, thuốc lá…
Hàng ngày người bệnh nên duy trì luyện tập thể thao. Thói quen vận động có lợi cho sức khỏe tổng thể và giúp giảm tê tay chân. Tùy vào sức khỏe và khả năng mà người bệnh có thể chọn môn thể thao phù hợp như đi bộ, yoga, thái cực quyền…
Người bệnh cũng cần chú ý không đứng quá lâu hay ngồi lâu một chỗ, tránh ngồi xổm, tránh mang xách nặng và vào những lúc thời tiết thay đổi nhất là những ngày từ nóng, ấm chuyển sang lạnh cần phải giữ ấm cơ thể.
Phòng và điều trị tê tay chân cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị vì tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau.
Để việc điều trị có kết quả tốt nhất, người bệnh có thể chọn dùng thêm viên uống để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý. Viên uống này có các thành phần là Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ chữa tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp.
Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như mangan, magie, silic, sắt, kẽm… và đặc biệt là canxi nano, vitamin D3, MK7. Đây là sản phẩm rất tốt cho người tê tay chân do các bệnh lý về xương khớp vì có thể cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần là khoảng 1000 – 1200mg/ngày.
Và để phòng tránh các bệnh lý nói chung và tê tay chân thì người bệnh nên có thói quen đi khám sức khỏe định kì, để có thể phát hiện kịp thời và điều trị sớm các bệnh lí mạn tính nếu có. Ngoài ra, bạn nên lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn cách đẩy lùi bệnh tê bì chân tay an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.