Khi mang thai, áp lực lớn của thai nhi lên ổ bụng khiến tĩnh mạch vùng hậu môn căng phồng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nếu không may bị trĩ khi mang thai, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau đây.

1. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng hệ thống tĩnh mạch và khối cơ vùng hậu môn bị căng phồng do áp lực lớn gây ra. Bệnh thường gây chảy máu hậu môn, đau rát, ngứa ngáy sau mỗi lần đi đại tiện. Phụ nữ mang thai mắc trĩ dù không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra nhiều bất tiện khiến cho giai đoạn thai kỳ trở nên khó khăn hơn.

2. Triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai

Dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai cũng tương tự như ở các đối tượng khác. Cụ thể như sau :

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Búi trĩ được hình thành từ sự căng phồng tĩnh mạch, do đó rất dễ tổn thương và xuất huyết. Chính vì vậy sau đại tiện, nếu xuất hiện máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc dưới bồn cầu thì có khả năng thai phụ đã mắc bệnh trĩ.
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn: Gần hậu môn của thai phụ khi bị trĩ sẽ nổi lên một lớp da. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ khi mang bầu.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn: Búi trĩ vùng hậu môn bị xuất huyết dẫn đến sưng tấy, viêm nhiễm và gây ngứa hoặc kích thích vùng hậu môn.
  • Đau và sưng vùng quanh hậu môn: Đau rát, sưng tấy vùng hậu môn là dấu hiệu cho thấy thai phụ đã mắc bệnh trĩ. Mức độ của các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần đi cầu.

3. Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị trĩ

Thai phụ là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu dễ bị trĩ.

  • Thai nhi lớn dần, gây áp lực vào xương chậu, hậu môn: Thai nhi lớn dần đồng nghĩa với việc áp lực lên ổ bụng thai phụ càng lớn. Khi đó tĩnh mạch hậu mộn sẽ bị kéo giãn, căng phồng dẫn đến hình thành búi trĩ.
  • Mất cân bằng nội tiết khi mang thai, thành tĩnh mạch dễ bị sưng: Khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi. Điều này có thể làm sưng thành tĩnh mạch hậu môn gây ra bệnh trĩ.
  • Thường xuyên rặn khi đi vệ sinh: Thói quen rặn khi đi vệ sinh làm căng giãn khối cơ thành mạch hậu môn. Nếu thói quen này xuất hiện thời gian càng dài thì đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh trĩ càng cao.
  • Tăng cân quá nhiều: Thể trọng quá nặng làm tăng áp lực đáng kể lên thành hậu môn. Khi đó hệ tĩnh mạch sẽ căng phồng quá mức dẫn đến nguy cơ hình thành các búi trĩ. Nếu tình trạng tăng cân kéo dài, bệnh trĩ sẽ càng trầm trọng hơn.
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu: Đứng hoặc ngồi quá lâu làm tăng áp lực ổ bụng từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, bà bầu cũng cần chú ý vận động nhẹ nhàng sau khoảng thời gian ngồi hoặc đứng nhất định để phòng tránh bệnh trĩ.
  • Do táo bón khi mang thai: Khi mang thai, phụ nữ thường hay bị táo bón. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nguy cơ mắc trĩ ở bà bầu cao hơn đối tượng khác.

4. Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị trĩ khi mang thai tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong giai đoạn thai kỳ. Cụ thể:

  • Đau rát, xuất huyết, ngứa ngáy vùng hậu môn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe cũng như tâm lý vốn “nhạy cảm” của bà bầu.
  • Gây đau đớn khi sinh thường: Dù bệnh trĩ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con tự nhiên nhưng lại gây ra đau đớn khi mẹ sinh thường. Không những vậy, sau sinh việc đại tiện, tiểu tiện sẽ trở nên khó khăn hơn do bệnh trĩ gây ra. Vì vậy, những trường hợp bà bầu mắc trĩ ở giai đoạn vừa và nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mỗ thay vì sinh thường.

5. Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu

Việc điều trị bệnh trĩ khi mang thai cũng cần phải thận trọng và chọn đúng phương pháp phù hợp nhất. Trong đó sử dụng các biện pháp điều trị tự nhiên luôn được các bác sĩ khuyến cáo, ưu tiên hơn cả. Dưới đây là một số phương pháp bà bầu có thể áp dụng nếu không may mắc bệnh trĩ.

  • Ăn thêm chất xơ: Bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn là phương pháp tự nhiên khá hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Chất xơ sẽ giúp phân mềm hơn, giảm tối đa áp lực lên vùng hậu môn khi đi cầu và triệu chứng đau rát, xuất huyết do bệnh trĩ gây ra.
  • Uống nhiều nước: Cũng giống như ăn thêm chất xơ, việc bổ sung nước đầy đủ cũng làm cho phân mềm hơn giúp việc đi cầu trở nên dễ dàng, không bị xuất huyết, đau rát.
  • Hạn chế ngồi lâu: Duy trì thói quen vận động nhẹ sau một khoảng thời gian ngồi lâu là một phương pháp hiệu quả điều trị bệnh trĩ. Phương pháp này vừa giúp giảm áp lực lên thành hậu môn, vừa tăng cường tuần hoàn máu khu vực này giúp điều trị, phòng ngừa hiệu quả bệnh trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Phương pháp này giúp giảm đau rát, ngứa ngáy khi bị trĩ. Ngoài ra nước ấm còn giúp thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ.
  • Chườm lạnh khu vực bị trĩ: Chườm lạnh trực tiếp vào búi trĩ sẽ làm giảm những cơn đau rát, ngứa ngáy.
  • Luôn giữ hậu môn khô ráo, sạch sẽ: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa viêm nhiễm, sưng tấy, xuất huyết… Sử dụng nước muối sinh lý, vải mềm vệ sinh hậu môn thường được bác sĩ khuyến cáo các bà bầu bị trĩ.
  • Dùng gel bôi trĩ, hoặc uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: Trường hợp sử dụng các loại thuốc, gel bôi trĩ để điều trị bệnh trĩ, bà bầu phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho thai nhi. Không được tự ý sử dụng thuốc nếu chưa được tư vấn của bác sĩ.
  • Không rặn khi đi vệ sinh hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh: Duy trì thói quen đi vệ sinh khoa học như không rặn, không ngồi quá lâu khi đi vệ sinh là một trong những biện pháp hiệu quả để điều trị, phòng ngừa bệnh trĩ. Thói quen này giúp cho thành mạch hậu môn không phải chịu áp lực quá lớn dẫn đến tăng nặng thêm tình trạng bệnh trĩ.
  • Không nhịn đi vệ sinh: Khi buồn đi cầu không được nhịn mà phải đi ngay. Nguyên nhân là do khi nhịn đi cầu, phần nước trong phân sẽ bị đường ruột hút hết khiến phân cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Vì vậy, bà bầu cần tạo lập một thói quen đi vệ sinh khoa học để hạn chế và giảm thiểu tối đa triệu chứng của bệnh trĩ.
  • Tránh khiêng vác hoặc nâng vật nặng: Bà bầu cần hạn chế tối đa làm công việc nặng, công việc phải gắng sức trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, những công việc nặng còn làm tăng áp lực hệ tĩnh mạch hậu môn khiến bệnh trĩ càng trở nên trầm trọng.
  • Tập thể dục thường xuyên, tập bài tập Kegel: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện thể chất giúp giảm thiểu những khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, bài tập vùng đáy khung xương chậu Kegel giúp tăng sức đàn hồi vùng cơ trực tràng-hậu môn nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ. Đối với phụ nữ mang thai, quá trình tập thể dục phải lựa chọn những bài tập phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.
  • Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ: Tăng cân quá nhiều trong giai đoạn thai kỳ sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh trĩ. Do đó việc kiểm soát việc tăng cân một cách phù hợp được coi là biện pháp hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai.

Nhìn chung, việc sử dụng các biện pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai sẽ hạn chế và thu hẹp hơn so với các đối tượng khác. Vì bà bầu được chỉ định hạn chế sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi. Để khắc phục vấn đề này, phụ nữ mang thai có thể tìm đến một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ các loại thảo dược và được chứng minh không gây tác dụng phụ đối với thai nhi. Sản phẩm dạng viên uống này có thành phần chính là rau diếp cá, hoa hòe, nghệ, Đương quy có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội từ cấp độ 3 trở xuống một cách hiệu quả.

>> Xem thêm: Cách đẩy lùi bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai và sau sinh an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.

Bị trĩ khi mang thai hoặc sau sinh, chị em đều có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.

Quân Mr