Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến, tuy nhiên rất nhiều người bệnh nhầm lẫn giữa trĩ nội và trĩ ngoại dẫn đến việc chưa lựa chọn đúng phương pháp điều trị căn bệnh khó nói này. Mỗi loại trĩ đều có phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy xác định chính xác mình đang mắc trĩ loại gì sẽ giúp người bệnh được điều trị hiệu quả nhất.

Phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại qua những biểu hiện

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều là bệnh lý xảy ra ở ống hậu môn, tuy nhiên, trĩ nội được xác định là xuất hiện ở phía trên đường lược, với bề mặt trĩ là lớp niêm mạc của ống hậu môn, với biểu hiện có thể nhận thấy là chảy máu khi đi cầu, sa, nghẹt búi trĩ và viêm da quanh vùng hậu môn. Còn đối với trĩ ngoại, được tính từ phía dưới đường lược, bề mặt trĩ là những mô thành lát, tầng, kèm biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, cũng bị đau, chảy máu, nhưng có kèm theo biểu hiện ngứa rát.

Một đặc điểm có thể phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại là trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác còn trĩ ngoại thì có nên trĩ ngoại thường kèm theo đau đớn khi bị thuyên tắc búi trĩ.

Ngoài ra, người ta phân biệt trĩ nội và ngoại bằng cấp độ bệnh. Nếu như trĩ nội được chia làm 4 cấp độ thì trĩ ngoại lại không chia cấp độ mà chia thành 4 thời kỳ. 

4 cấp độ của trĩ nội được các chuyên gia mô tả rất rõ, với trĩ nội độ 1, bên cạnh biểu hiện đi ngoài ra máu tươi thì lúc này búi trĩ chưa bị sa ra ngoài, đây được xem là cấp độ trĩ nhẹ nhất. Trĩ nội độ 2 là búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài khi đi đại tiện, nhưng lại có thể tự co lên sau đó. Trĩ nội độ 3 là khi đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài, sau đó người bệnh phải dùng tay đẩy lên mới được. Để tới cấp độ 4, được xem là cấp độ nặng nhất của trĩ nội, lúc này búi trĩ sa ra ngoài và không kiểm soát được, người bệnh cũng không can thiệp cách nào để đẩy được búi trĩ lên. 

Trong khi đó, trĩ ngoại được chia thành 4 thời kỳ đó là búi trĩ lòi ra phía ngoài hậu môn, thời kỳ 2 là búi trĩ lòi ra kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo, thời kỳ thứ 3 của bệnh trĩ ngoại là lúc này trĩ bị tắc, gây chảy máu và bệnh nhân rất đau đớn, đến tới kỳ thứ 4, lúc này búi trĩ bị viêm gây sưng đau, thậm chí nhiễm trùng và kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu.

Cách điều trị trĩ nội và trĩ ngoại

Phương thức điều trị chung của bệnh trĩ chính là làm thể nào phòng tránh được bằng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, nhiều nước để chống chứng táo bón – nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng những dưỡng chất giúp hoạt huyết, bền vững thành mạch, nhuận tràng, kháng viêm và mau lành vết thương để giúp phòng ngừa các triệu chứng thường thấy ở người bệnh trĩ. 

Đối với cấp độ như ở trĩ nội, phương thức điều trị thường là từ độ 1 đến độ 3, khi các đám rối tĩnh mạch vẫn có sự đàn hồi thì phương pháp nội khoa luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhưng khi người bệnh đã để trĩ nội chuyển sang cấp độ nặng hơn là độ 3 cộng và độ 4, đám rối tĩnh mạch trĩ bị co giãn quá mức, gần như không còn khả năng phục hồi bằng phương pháp nội khoa, thì buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.

Còn đối với trĩ ngoại, cũng tùy vào thời kỳ của bệnh, các bác sĩ sẽ xác định một phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân, cũng tuân theo quy tắc mức độ nhẹ thì dùng phương pháp bảo tồn, nặng hơn thì phải phẫu thuật. 

Những bài thuốc đông y hiện nay rất hiệu quả, an toàn với trĩ ở cấp độ nhẹ và còn hiệu quả đối với những người sau khi phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Đặc biệt việc sử dụng các thảo dược trong điều trị bệnh trĩ, táo bón đã được tin dùng từ lâu đời, vừa an toàn, vừa hiệu quả cho cả trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại. Những vị thảo dược trong bài thuốc đông y có tác dụng cải thiện các triệu chứng trĩ điển hình như chảy máu, ngứa rát, táo bón và sa búi trĩ ở mức độ nhẹ. Cụ thể là những thảo dược như Đương Quy, Diếp cá, Rutin, tinh chất nghệ Curcumin giúp co dần búi trĩ, làm cho hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, chống viêm, chống táo bón. 

Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, kết hợp giữa các thảo dược đông y với công nghệ bào chế hiện đại từ tây y đã làm nên bộ sản phẩm TPBVSK An Tri Vương trong uống, ngoài bôi rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón. Đặc biệt sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền TW, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bộ sản phẩm.

BS Phạm Hưng Củng chia sẻ các thảo dược nên dùng cho người bệnh trĩ, táo bón

Để được chuyên gia tư vấn, bạn đọc vui lòng Đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 19001259 / 0896509509

Sản phẩm nên dùng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  An Tri Vương - Lựa chọn thông minh cho người bị BỆNH TRĨ, TÁO BÓN Thành phần: Diếp cá, Đương quy, hoa hòe (rutin), tinh chất nghệ (Curcumin dạng Meriva) Tác dụng: hỗ trợ
  • ✅ Giảm các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, đau rát, sa búi trĩ)
  • ✅ Thanh nhiệt giải độc, tăng sức bền thành mạch
  • ✅ Giảm nhanh táo bón
Cách dùng hiệu quả: Uống ngày 9 viên/3 lần trong 1-2 tháng đầu tùy mức độ bệnh. Sau đó duy trì ngày 4-6 viên/2 lần trong 2-4 tháng tiếp theo. * Kết hợp An Tri Vương Gel để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón. ? Khuyến mại :
  • Mua 06 hộp tặng 01 tube An Tri Vương Gel
  • Mua 12 hộp tặng 01 hộp An Tri Vương
Liên hệ ngay ĐỂ NHẬN GIÁ ƯU ĐÃI và được hướng dẫn mua hàng: Hotline: 1800.558889 (miễn cước)

    An Trĩ Vương (viên)An Trĩ Vương Gel
    Tìm nhà thuốc gần nhất Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế thuốc chữa bệnh Sản phẩm của Công ty CP dược phẩm Vinh Gia. Giấy XN NDQC số: 1429/2020/ XNQC - ATTP và 083/18/XNQCMP-YTHN 

    Quân Mr