Trĩ ngoại là một trong ba loại trĩ thường gặp nhất hiện nay. Người bị trĩ ngoại phải đối mặt với những cơn đau rát, sưng viêm, ngứa ngáy hậu môn do búi trĩ gây ra. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về trĩ ngoại.
1. Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ là trạng thái hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng giãn quá mức dẫn đến sưng phồng và hình thành các búi trĩ dưới da. Trường hợp búi trĩ này xuất hiện ở phía dưới đường hậu môn – trực tràng (đường lược) thì được gọi là trĩ ngoại.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên thói quen sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học, rối loạn tiêu hóa, mang thai… là những nguyên nhân hàng đầu.
- Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động: Ngồi nhiều, lười vận động làm tăng áp lực ổ bụng khiến hệ tĩnh mạch hậu môn bị giãn phồng từ đó hình thành búi trĩ.
- Táo bón kéo dài: Táo bón là một trong những “thủ phạm” điển hình gây ra trĩ ngoại. Nguyên nhân là do tĩnh mạch và khối cơ hậu môn thường xuyên phải chịu áp lực từ phân quá cứng khiến cơ, tĩnh mạch bị giãn phồng gây ra bệnh trĩ.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn nhiều đạm, đồ ăn nhanh, đồ chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại. Nguyên nhân là do những thực phẩm này làm tăng hiện tượng táo bón, tiêu chảy, bào mòn thành hậu môn và hình thành búi trĩ.
- Thói quen sinh hoạt xấu: Những thói quen như ngồi xổm, ngồi quá lâu trên bồn cầu, rặn quá mạnh khi đi cầu… sẽ khiến hệ tĩnh mạch hậu môn bị giãn phồng hết cỡ gây ra trĩ ngoại.
- Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa thường có nguy cơ mắc trĩ ngoại khá cao. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa bất thường cũng làm tăng áp lực lên thành hậu môn và hình thành búi trĩ.
- Phụ nữ mang thai: Áp lực ổ bụng ở phụ nữ mang thai thường rất lớn. Chính vì điều này khiến cho hệ tĩnh mạch hậu môn thường xuyên bị căng phồng do áp lực của ổ bụng. Do đó, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn các đối tượng khác.
3. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại
So với trĩ nội thì trĩ ngoại rất dễ nhận biết vì búi trĩ tồn tại ngay ngoài cửa hậu môn. Nếu dùng tay có thể sờ thấy búi trĩ rất rõ. Một số triệu chứng tiêu biểu của trĩ ngoại như sau:
- Đi ngoài ra máu: Đi cầu ra máu là dấu hiệu đặc trưng của trĩ ngoại. Nguyên nhân là do búi trĩ thường sẽ bị rách, tổn thương sau mỗi lần đi nặng dẫn đến xuất huyết.
- Cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn: Búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược. Do đó người bị trĩ ngoại thường có cảm giác nặng tức ở hậu môn, buồn rặn, buồn đi nặng nhiều lần trong ngày.
- Đau rát, ngứa hậu môn: Búi trĩ thường bị tổn thương sau mỗi lần đi cần dẫn đến đau rát vùng hậu môn. Ngoài ra do tiếp xúc với phân, nên búi trĩ dễ bị viêm nhiễm gây ngứa ngáy khó chịu ở quanh vùng hậu môn.
- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Đối với trĩ ngoại, búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược. Chính vì vậy mỗi lần đi vệ sinh, búi trĩ này sẽ sa ra bên ngoài hậu môn.
4. Trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại thường ít khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan, trĩ ngoại vẫn có thể làm xuất hiện những nguy cơ dưới đây.
- Thiếu máu: Xuất huyết ở búi trĩ thường xuyên có thể gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính. Người bệnh lúc này có biểu hiện da vàng, mệt mỏi, mất tập trung ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
- Viêm loét, hoại tử hậu môn: Búi trĩ bị viêm loét làm tắc hệ tĩnh mạch vùng hậu môn dẫn đến hoại tử vùng hậu môn.
- Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ không được điều trị sẽ sa ra bên ngoài làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sa nghẹt búi trĩ
5. Cách điều trị trĩ ngoại
Căn cứ vào mức độ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Dưới đây là những phương pháp đang áp dụng chủ yếu để điều trị trĩ ngoại.
5.1. Sử dụng thuốc Tây chữa trĩ ngoại
Khi bị trĩ ngoại, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và kê toa thuốc điều trị. Thông thường toa thuốc sẽ gồm thuốc bôi, thuốc giảm đau, thuốc đặt hậu môn, thuốc chứa rutin… Những loại thuốc này sẽ giúp tăng cường thành mạch hậu môn, giảm viêm, chống sưng, ngừa xuất huyết từ đó đưa hậu môn về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc thường chỉ hiệu quả khi trĩ ngoại ở mức độ nhẹ. Khi trĩ ngoại ở mức độ nặng,các bác sĩ có thể kết hợp điều trị bằng thuốc với các biện pháp can thiệp ngoại khoa.
5.2. Chữa trĩ ngoại tại nhà
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, những phương pháp điều trị trĩ ngoại ở nhà dưới đây cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cũng như giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy, đau rát do búi trĩ gây ra.
- Tắm, ngâm hậu môn trong nước ấm: Phương pháp này giúp thư giãn, tăng cường lưu thông máu vùng hậu môn, nâng cao hiệu quả điều trị trĩ ngoại. Không những thế, nước ấm còn làm giảm đau rát, ngứa ngáy do búi trĩ bị viêm nhiễm búi trĩ gây ra.
- Chườm lạnh: Dùng đá chườm lạnh trực tiếp lên búi trĩ có thể làm giảm triệu chứng đau rát khó chịu của bệnh trĩ.
- Giữ gìn vệ sinh hậu môn: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống khoa học giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định giảm nhẹ áp lực lên vùng hậu môn từ đó tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, ăn uống khoa học, đủ chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và đẩy lùi triệu chứng.
- Thói quen đi đại tiện: Đi đại tiện ngay khi buồn, đi đại tiện nhẹ nhàng không rặn mạnh… là những thói quen tốt cần duy trì khi mắc bệnh trĩ ngoại.
- Dùng các bài thuốc từ cây lá tự nhiên: Những bài thuốc từ cây lá tự nhiên như lá diếp cá, lá lốt, lá trầu không, lá bỏng, lá sam, củ gừng, khoai lang… không những giúp đẩy lùi tình trạng đau rát, viêm nhiễm do trĩ ngoại gây ra mà còn giúp hỗ trợ hiệu quả song hành cùng biện pháp Tây y.
Nếu điều kiện thời gian không cho pháp sử dụng các biện pháp từ cây thuốc tại nhà, người bệnh có thể tìm đến các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị trĩ ngoại có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm này thường được chiết xuất từ cây rau diếp cá, hoa hòe, đương quy, nghệ đã được chứng minh và thử nghiệm lâm sàng có tác dụng đối với các bệnh nhân trĩ nội độ 1, 2, 3 và hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân trĩ ngoại nhanh bình phục, lành vết thương sau phẫu thuật.
>> Xem thêm: BS Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế chia sẻ bí quyết đẩy lùi bệnh trĩ an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.
5.3. Điều trị trĩ ngoại bằng can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa thường được áp dụng khi trĩ ngoại đã diễn biến nặng. Dưới đây là một số phương pháp ngoại khoa chủ yếu áp dụng trong điều trị trĩ ngoại.
- Thắt động mạch trĩ: Động mạnh trĩ sẽ được khâu thắt lại bằng chỉ tự tiêu. Sau khi khâu thắt lại lượng máu đi vào búi trĩ sẽ giảm đi giúp giảm đáng kể kích thước búi trĩ.
- Tiêm xơ búi trĩ: Đây là phương pháp làm xơ cứng búi trĩ từ đó làm búi trĩ teo lại tự nhiên và rụng dần.
- Phương pháp HCPT: Là phương pháp sử dụng sóng điện cao tần để làm đông và thắt nút mạch máu búi trĩ, sau đó dùng dao điện để cắt, loại bỏ búi trĩ.
- Phẫu thuật gây mê điều trị trĩ ngoại: Gây mê phẫu thuật trĩ ngoại thường áp dụng với bệnh nhân trĩ ngoại nặng. Bệnh nhân sẽ được gây mê và phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại tuy là căn bệnh phổ biến nhưng nếu biết cách đề phòng như gợi ý dưới đây, trĩ ngoại sẽ khó có cơ hội “ghé thăm”:
- Giữ gìn vệ sinh hậu môn: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm thành hậu môn. Ngoài ra hậu môn sạch sẽ giúp hệ tĩnh mạch hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa hình thành búi trĩ.
- Chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống khoa học giúp hệ tiêu hóa đặc biệt là hệ bài tiết hoạt động ổn định không làm tăng áp lực lên thành mạch, khối cơ hậu môn, làm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Thói quen đi đại tiện: Đi ngay khi buồn đại tiện, không ngồi quá lâu, không rặn quá mạnh…. là những thói quen ngăn ngừa hiệu quả sự có mặt của trĩ ngoại.
- Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện hệ thống miễn dịch từ đó giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả trong đó có trĩ ngoại.
- Uống nhiều nước: Bổ sung nước đầy đủ giúp cho phân mềm khiến cho việc đi cầu trở nên dễ dàng và ngăn ngừa nguy cơ hình thành búi trĩ ở hậu môn.