Bạn P.T.N. thân mến!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Về lo lắng của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Hệ sinh dục phụ nữ có chức năng sinh lý đặc biệt để đảm nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ. Bộ phận này có cấu tạo giống một ống đèn xếp mở ra ngoài cơ thể và được chia làm 2 phần: Đường sinh dục dưới (bao gồm bộ phận sinh dục ngoài như môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm hộ…, âm đạo, và lỗ ngoài cổ tử cung) và Đường sinh dục trên (bao gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng).
Ở trạng thái bình thường, phần cơ quan sinh dục dưới chứa các vi khuẩn có lợi và có hại chung sống hòa bình, không gây bệnh nhờ PH âm đạo và hệ vi sinh vật ở trạng thái cân bằng. Phần cơ quan sinh dục trên là vô khuẩn.
Viêm nhiễm đường sinh dục (viêm nhiễm phụ khoa) có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, vius gây nên.
Bên cạnh đó, do đặc thù cấu tạo nằm gần cơ quan bài tiết tiết phân và nước tiểu. Nếu không vệ sinh tốt dễ gây viêm nhiễm khó chịu.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa không chỉ khiến chị em vô cùng khó chịu, mất tự tin mà còn có thể gây viêm nhiễm ngược dòng lên các bộ phận của cơ quan sinh dục trên. Tình trạng này kéo dài, không được điều trị triệt để thì có thể làm cản trở quá trình thụ thai, dẫn đến khó thụ thai, thậm chí gây vô sinh.
Tất cả các bộ phận sinh dục đều có thể bị viêm nhiễm. Viêm nhiễm phụ khoa gồm viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và viêm nhiễm đường sinh dục trên (viêm tử cung và phần phụ)…
– Âm hộ: Bộ phận này được cấu tạo gồm phần da ở phía ngoài và phần niêm mạc phía trong. Phía trong hai bên âm hộ có tuyến Bartholin và ở hai bên lỗ niệu đạo có tuyến Skene. Do đó, ở âm hộ, ngoài các bệnh lý của da còn có bệnh lý của các tuyến và niêm mạc, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến quan hệ tình dục.
– Âm đạo: Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục, là phần cuối của đường sinh sản và là nơi dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Các bệnh ở âm đạo có liên quan đến sự thay đổi của môi trường âm đạo, các bệnh lây qua đường tình dục và các tổn thương do sinh đẻ.
– Cổ tử cung ngoài: Bộ phận này có cấu trúc biểu mô lát tầng, bệnh lý giống như của âm đạo. Cổ tử cung trong có cấu trúc biểu mô tuyến, chịu ảnh hưởng của tình trạng nội tiết nên bệnh lý giống như nội mạc tử cung. Phía trong cổ tử cung là nơi ẩn náu của vi khuẩn và là điểm xuất phát của phần lớn cá trường hợp viêm nhiễm đường sinh dục trên.
– Tử cung: Tử cung được cấu tạo bởi cơ trơn, có buồng tử cung là nơi chứa đựng thai nhi. Trong buồng tử cung được phủ bởi niêm mạc tử cung, là nơi tạo ra kinh nguyệt hàng tháng, đây cũng là nơi rau thai bám, giúp thai nhi phát triển. Bệnh lý của tử cung rất phức tạp, là bệnh của cơ tử cung và bệnh của niêm mạc tử cung.
– Vòi tử cung (vòi Faloppe): Đây là hai ống dẫn từ sừng tử cung tới buồng trứng, là đường dẫn tinh trùng tới gặp noãn để thụ tinh.
Nếu bạn đã thường xuyên bị viêm nhiễm phụ khoa như vậy thì nên đi khám ở những bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa có uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, kiên trì điều trị tích cực theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh, với mục đích diệt các tác nhân gây bệnh thì thường diệt luôn các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng PH âm đạo, khiến viêm nhiễm phụ khoa dễ quay lại.
Do đó, để quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh, bạn cần sử dụng đồng thời với sản phẩm chứa các thành phần thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh…, kết hợp với Immune Gamma. Sản phẩm này giúp diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả, đồng thời giúp cân bằng PH âm đạo, tăng sức đề kháng của cơ thể và tránh được các biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa, điển hình như ung thư cổ tử cung.
Trong quá trình điều trị và sau khi đã điều trị khỏi bệnh, bạn nên vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm vệ sinh phụ khoa hàng ngày có PH = [4-6], quan hệ tình dục an toàn, sinh hoạt điều độ và khoa học.
Chúc bạn sức khỏe!