Đối với phụ nữ xưa, tìm kiếm được biện pháp tránh thai tốt là một trong những vấn đề khó khăn. Thế nhưng, với nền y tế hiện đại và phát triển như ngày nay đã có rất nhiều phương pháp tránh thai ra đời. Và đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp được rất nhiều chị em áp dụng, tuy nhiên biện pháp này lại thường mang lại những tác dụng phụ như rong kinh. Vậy khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh phải xử lý ra sao?
1. Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai thực chất là một dụng cụ nhỏ (thường là hình chữ T) , được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ tạo nên hiệu quả tránh thai trong nhiều năm liền. Qua nhiều lần cải tiến thì vòng tránh thai hiện nay có rất nhiều loại như vòng tránh thai tính trơ, hoạt tính, chữ T chất đồng, chữ V, hoạt tính chữ Y. Tuy nhiên hai loại vòng tránh thai thường được sử dụng nhiều và phổ biến hơn cả là vòng tránh thai hình chữ T và hình cánh cung có quấn đồng. Phía đuôi của những chiếc vòng tránh thai thường có hai dây nhỏ thò ra âm đạo khoảng 2-3 cm để giúp kiểm tra xem vòng còn ở đúng vị trí đặt hay không
Đặt vòng tránh thai sẽ tạo nên phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung làm thay đổi cấu trúc sinh hóa của tế bào nội mạc khiến trứng không thể thụ tinh và làm tổ trong tử cung.
2. Một số tác dụng phụ khi tiến hành đặt vòng tránh thai vào buồng tử cung
Mặc dù là một trong những biện pháp mang lại nhiều ưu điểm nổi bật nhưng sử dụng vòng tránh thai cũng mang lại không ít tác dụng phụ cho chị em phụ nữ. Cụ thể như:
Bị đau lưng do phản ứng co thắt ở cổ tử cung khi có vật thể lạ
Khi đặt vòng tránh thai bên trong cổ tử cung, những tuần đầu chị em có thể thấy xuất hiện những cơn đau lưng do hoạt động co thắt ở tử cung do sự bài xích vật thể lạ bám vào. Sau một vài tuần, khi tử cung đã quen với vật thể lạ chứng đau lưng này sẽ mất đi và chị em hoàn toàn có thể hoạt động như bình thường.
Đau bụng dưới do cơ thể cố gắng đẩy vật thể lạ ra bên ngoài
Cũng giống như đau lưng, khi nhận thấy vật thể lạ bám vào tử cung, bụng dưới có thể sẽ cố gắng để đẩy vật thể lạ ra bên ngoài gây nên những cơn đau âm ỉ trong khoảng 7-10 ngày.
Chậm kinh
Chậm kinh cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp sau khi đặt vòng tránh thai. 3 tháng đầu sau khi đặt vòng các chị em có thể bị chậm kinh. Sau khi vòng tránh thai thích nghi được với tử cung tình trạng này cũng sẽ biến mất.
Rong kinh
Ngoài ra hiện tượng rong kinh cũng là một trong những tình trạng nhiều chị em gặp phải sau khi đặt vòng tránh thai. Đây là một trong những triệu chứng thông thường vì khi đặt vòng tránh thai phụ nữ sẽ bị chảy máu âm đạo khoảng 4-5 ngày và rong kinh tiếp trong khoảng từ 1-2 tháng tiếp theo. Triệu chứng này cũng sẽ biến mất khi cổ tử cung quen dần với vòng tránh thai. Tuy nhiên nếu tình trạng rong kinh kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu mất đi kèm theo những biểu hiện bất thường thì các bạn nên tái khám để được các bác sĩ theo dõi và kiểm tra.
3. Nguyên nhân bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai, cụ thể như:
- Tử cung chưa thích ứng được với sự có mặt của vật thể lạ: Đây là nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người gặp phải nhất. Rong kinh trong trường hợp này nếu chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian đầu chị em cũng không nên quá lo lắng bởi đây là biểu hiện thường gặp.
- Do kích thước của vòng tránh thai quá to
- Nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi: Khi đặt vòng tránh thai vòng bên trong tử cung có thể khiến yếu tố nội tiết bên trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến thời gian hành kinh lâu hơn bình thường gây ra chứng rong kinh.
- Nồng độ Fibrinogen tăng cao: Nồng độ Fibrinogen khi tăng cao sẽ khiến các hoạt tính trong máu trở nên nhỏ mịn, dễ tan hơn làm cho phụ nữ xuất hiện tình trạng rong kinh.
- Lượng Prostaglandin tổng hợp và phóng ra tăng lên
- Đặt vòng sai vị trí, không đúng kỹ thuật y tế cũng sẽ gây ra tình trạng rong kinh
4. Rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai phải làm sao?
Chứng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai không phải là chuyện hiếm. Vì vậy khi gặp phải tình trạng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai các chị em theo dõi những biến đổi của cơ thể để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm.
Sau khi đặt vòng tránh thai về và nhận thấy tình trạng rong kinh kéo dài nhiều ngày, chị em không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên về phụ sản uy tín để được khám chữa kịp thời tránh tình trạng xấu xảy ra.
Nếu nguyên nhân gây rong kinh sau khi đặt vòng là do sai vị trí hoặc là cơ thể người phụ nữ không thích ứng được với vòng thì cần tiến hành tháo ngay lập tức để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh nở về sau.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp được áp dụng để điều trị chứng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai như:
Điều trị bằng thuốc Tây
Các y bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn giúp người bệnh cầm máu nhanh chóng và hạn chế được tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Các loại thuốc này thường được kê đơn rất cẩn thận và chỉ được sử dụng khi có chỉ định đến từ các Y bác sĩ.
Điều trị bằng một vài liệu pháp dân gian
Từ xa xưa, phụ nữ đã biết cách sử dụng một vài các mẹo dân gian đến từ các loại cây cỏ quen thuộc hàng ngày để trị chứng rong kinh như cây cỏ mực, cây nhọ nồi, ngải cứu,… Những loại thảo dược này đều rất dễ tìm kiếm và tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả mang lại cũng rất tốt và phù hợp.
Điều trị bằng các bài thuốc Đông Y
Bên cạnh cách điều trị Tây Y và dân gian, các bài thuốc Đông Y trị chứng rong kinh cũng được các chị em áp dụng rất nhiều. Các bài thuốc từ Đông Y cũng rất an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh các biện pháp trên, việc bổ sung tăng cường sử dụng những loại thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung viên uống sắt cũng là một việc vô cùng cần thiết kết hợp trong quá trình điều trị. Bởi khi bị rong kinh, lượng máu tiết ra nhiều hơn chu kỳ bình thường khá nhiều vì vậy dễ xảy ra tình trạng thiếu máu. Vì vậy việc bổ sung sắt cho cơ thể là một điều vô cùng cần thiết. Các chị em có thể ăn tăng cường các loại thực phẩm như thịt bò, gan, cải bó xôi… để tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể.
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng có thể bổ sung sắt bằng cách sử dụng viên uống sắt. Thông thường, bác sĩ chỉ định việc uống bổ sung Sắt kết hợp với Acid folic theo cách sử dụng đầu tiên để giảm nguy cơ thiếu máu trong thời gian gặp phải chứng rong kinh. Theo đó, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt và tình hình dự trữ Sắt được cải thiện sau 7 tháng. Nên chọn viên uống Sắt hữu cơ Vinh Gia có các thành phần: Sắt dạng hữu cơ, Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm,… đặc biệt, có Dầu mè đen giúp nhuận tràng, chống táo bón khi bổ sung Sắt.
5. Lưu ý khi đặt vòng tránh thai
Bên cạnh việc tìm các biện pháp chữa chứng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai, các chị em cũng nên chú ý những vấn đề sau để có một sức khỏe tốt:
- Chỉ nên đặt vòng sau khi sạch kinh 2 – 3 ngày
- Nên đặt khi tử cung mở rộng nhất là vào giữa chu kỳ kinh
- Đảm bảo vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ
- Tìm hiểu và lựa chọn đặt vòng tránh thai ở những cơ sở y tế uy tín
- Mắc bệnh phụ khoa, bệnh về đường sinh dục thì không nên đặt vòng tránh thai
- Nghi ngờ mang thai hay đang mang thai cũng không nên đặt vòng
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập
- Không mang vác vật nặng hay làm việc nặng nhọc trong vòng 1 tuần
- Nên kiêng quan hệ tình dục trong 2 tuần
- Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 3 tháng, 6 tháng
Trên đây là tất tần tật những vấn đề liên quan đến việc xử lý tình trạng đặt vòng tránh thai bị rong kinh. Hy vọng bài viết mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích nhất.