1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng….
2. Vì sao sức đề kháng suy giảm dễ mắc các bệnh từ virus?
Sức đề kháng được tạo ra từ hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu sức đề kháng tốt thì cơ thể sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu các tác nhân này xâm nhập vào bên trong. Nên khi sức đề kháng càng yếu thì hệ thống miễn dịch sẽ suy giảm, là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, vi trùng, virus … gây ra. Đây là câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao sức đề kháng suy giảm dễ mắc các bệnh từ virus. Và để bảo vệ sức khỏe cần tăng cường sức đề kháng, giúp tránh được bệnh tật nhất là trong thời điểm tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, khó lường.
3. Cách tăng sức đề kháng để phòng bệnh do virus cho cơ thể
Sức đề kháng có thể suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế bạn cần áp dụng nhiều cách và phương pháp để tăng sức đề kháng.
3.1. Bổ sung Vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch, cần cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Bạn nên thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng và giúp thải độc cho cơ thể hiệu quả. Vitamin này có nhiều trong các loại hoa quả họ cam, quýt, chanh, bưởi…
3.2. Bổ sung chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn tăng sức đề kháng. Bạn cần ăn đủ 4 nhóm chất cơ bản là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Ngoài 4 nhóm chất này có thể thêm các thực phẩm này vào bữa ăn để tăng sức đề kháng như hoa quả chứa nhiều vitamin C, thực phẩm chứa kẽm, các loại rau xanh, nấu các món ăn có dùng gừng và tỏi…
3.3. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn giúp bạn có cơ thể dẻo dai, tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề kháng. Nhờ thói quen tập luyện sẽ giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể. Bạn chỉ cần duy trì tập luyện thường xuyên, chọn bài tập phù hợp với thể trạng, sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga…
3.4. Uống nhiều nước
Đây cũng là thói quen giúp bạn tăng sức đề kháng. Nếu có thể thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Một ngày bạn nên uống từ 2 – 3 lít nước để đảm bảo cho cơ thể hoạt động trao đổi chất và tăng sức đề kháng.
3.5. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Trong môi trường bụi bặm và ẩm mốc, virus, vi khuẩn rất dễ phát triển. Do đó giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng là cách giúp bạn tăng sức đề kháng. Hàng ngày nên quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn ghế, rửa tay khi về nhà hoặc có tiếp xúc với bên ngoài… để tránh các mầm bệnh.
3.6. Ăn chín, uống sôi
Ăn chín uống sôi là cách giúp tránh cho đường ruột bị tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.
3.7. Ngủ đủ giấc
Mỗi ngày bạn nên ngủ ít nhất là 8 tiếng. Nhờ giấc ngủ đủ vào ban đêm cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo và giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.
3.8. Rửa tay thường xuyên
Thói quen này sẽ giúp đôi tay bạn luôn sạch sẽ và có thể loại bỏ vi khuẩn sau khi tiếp xúc với môi trường, người đối diện nếu có. Bạn có thể rửa tay bằng nước rửa tay với vòi nước hoặc chọn dùng các dung dịch rửa tay khô để tiện sử dụng, mang theo khi đi ra ngoài.
3.9. Hạn chế bị stress và áp lực
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sức đề kháng bị suy giảm. Bạn hãy giải tỏa áp lực và tình trạng stress của mình với người thân, bạn bè, duy trì tâm trạng lạc quan, tinh thần thoải mái. Thay vì ngồi ủ rũ, chán nản hãy tập thể dục vừa khỏe lại tăng sức đề kháng.
3.10. Hạn chế các chất kích thích
Nếu uống rượu, bia điều độ với liều lượng ít sẽ mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe. Ngược lại nếu lạm dụng sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn đủ sức đề kháng để chống lại sự tấn công của các mầm bệnh. Do đó cách tăng sức đề kháng cho cơ thể là hãy hạn chế các đồ uống này.
4. Lựa chọn sản phẩm tăng sức đề kháng an toàn, dễ dàng
Khi các loại virus gây bệnh ngày càng nhiều và biến đổi phức tạp, lây lan nhanh, dễ chuyển thành dịch… các loại thuốc đặc trị chưa đáp ứng thì bạn nên chủ động tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh các cách tăng sức đề kháng ở đã nói ở trên thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng an toàn và hiệu quả. Đây cũng là cách phòng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh do virus gây ra tốt nhất.
Sản phẩm bạn chọn nên có thành phần từ thảo dược tự nhiên với XTDcomplex (Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương), Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm… có tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ ức chế sự xâm nhập, phát triển của virus, giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh do virus.
Đặc biệt thành phần Phức hệ XTDcomplex được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet, có nhiều tác dụng phải kể đến như ức chế mạnh virus cúm, ức chế virus bại liệt; tác dụng kháng virus viêm gan, virus viêm tủy tuýp I, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao; kháng vi trùng sốt rét; có tác dụng hạ áp, hạ nhiệt và ức chế nấm ngoài da; tác dụng làm giảm ho, hóa đờm, hạ cơn hen; có tác dụng bảo hộ và điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể; một số các hoạt chất trong phức hệ đã được chứng minh về tác dụng giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng virus và có tác dụng ức chế mạnh đối với RNA-virus như virus cúm SARS-Cov-2.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể ngay tại nhà chính là cách phòng bệnh hiệu quả, nhất là người có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.