Yến sào được biết tới là một món ăn bổ dưỡng thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe. Vậy yến sào là gì? Ăn yến có tăng sức đề kháng thật không?

1. Yến sào là gì?

Yến sào chính là tổ yến được hình thành từ dãi của loài chim yến. Có 3 loại tổ yến khác nhau đó là: tổ yến trắng, tổ yến hồng, tổ yến huyết. Các tổ yến thường ở trên những vách đá cao. Để có được loại thực phẩm này, người thu hoạch phải đi đến những hang sâu, nguy hiểm. Do đó, hiện nay ngoài khai thác các tổ yến tự nhiên, người ta cũng tự nuôi chim yến để khai thác dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tổ yến thiên nhiên sẽ đem lại giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Từ xa xưa, yến sào đã là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần của yến sào chứa tới 50% protein, 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng. Trong đó, có nhiều loại axit amin nổi bật như: Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Arginine,… Đặc biệt, Tyrosine và acid sialic có công dụng phục hồi các tổn thương khi bị nhiễm chất độc hại, và kích thích sự tăng trưởng của hồng cầu một cách nhanh chóng.

Cũng chính bởi vậy, yến sào thường được dùng như một loại thực phẩm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Yến sào được khuyên dùng cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng, người ung thư, xạ trị,…

2. Tác dụng của yến sào đối với sức đề kháng

2.1. Yến sào có tác dụng bổ phế

Hệ hô hấp của chúng ta bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản khí quản và hai buồng phổi. Có rất nhiều nguyên nhân như sự thay đổi thời tiết, vi khuẩn, môi trường xuất hiện mầm bệnh,… mà hệ hô hấp có thể bị suy yếu, mắc các bệnh lý như: ho, viêm phế quản, viêm phổi,…

Theo Đông y, yến sào giúp dưỡng âm, có vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị. Các khoáng chất của tổ yến có tác dụng bổ phế, giảm ho, tiêu đờm cải thiện chức năng của đường hô hấp. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp làm sạch phổi, tăng đề kháng và hạn chế các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng.

Bạn có thể chưng yến sào với gừng, ăn đều đặn cách ngày hoặc 3 lần/tuần để tăng cường chức năng hệ hô hấp. Mỗi lần ăn từ 3 – 5gr.

2.2. Tác dụng của yến sào đối với hệ tiêu hóa

Trong thành phần của yến sào có chứa một nguyên tố hiếm là Crom. Tuy hàm lượng chất này không quá nhiều, nhưng nó vẫn đem lại những lợi ích tích cực cho người dùng. Crom có trong yến sẽ kích thích đường tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Ngoài ra, trong tổ yến còn chứa tới 9% sialic acid có khả năng kháng vi khuẩn, virus, kháng viêm, đã được dùng để diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày. Do đó, yến sào còn được sử dụng để chữa trị một số bệnh như: dạ dày, nhiễm khuẩn viêm loét, viêm ruột, ung thư kết tràng. Từ đó, chúng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

2.3. Yến sào có tác dụng bổ máu

Một công dụng nữa của yến sào đó là bổ máu. Với thành phần giàu dinh dưỡng, đầy đủ các loại axit amin, nguyên tố vi lượng thiết yếu, yến sào được sử dụng khá phổ biến để điều trị bệnh thiếu máu.

Đặc biệt, tổ yến có chất Axit aspartic (4,69%) có công dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của hồng cầu mạnh mẽ và tái tạo tế bào. Do đó, Axit aspartic giúp nhân đôi số lượng các hồng cầu bị thiếu hụt. Nhờ đó, cơ thể có thể nhanh chóng phục hồi khi bị rơi vào tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, thành phần của yến sào còn chứa:

  • 4,12% Valine có tác dụng chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới.
  • 2,69% Threonine với chức năng thúc đẩy sự hấp thụ của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • 3,58% Tyrosine giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu.

Như vậy, có thể thấy rằng yến sào là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng. Để đạt hiệu quả tối đa, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nên dùng yến sào vào lúc bụng đói, vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ để yến sào được hấp thụ tốt nhất.
  • Nên duy trì dùng yến sào hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn. Mỗi lần bạn dùng từ 5-10g.
  • Bạn có thể chế biến yến sào theo các dạng: súp, nấu chè, yến chưng đường phèn, yến chưng gừng,… cùng nhiều loại thực phẩm để bồi bổ sức khỏe.
  • Trước khi chế biến yến, hãy ngâm tổ yến trong 2 giờ đồng hồ trong nước ấm và nhặt bỏ các tạp chất, lông chim.
  • Khi đun yến sào, bạn không nên sử dụng nhiệt độ quá 100 độ C, bởi chúng có thể khiến làm giảm hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên trong yến.
  • Những đối tượng không nên dùng yến sào: người bị dị ứng với protein.

Có thể thấy yến sào rất tốt đối với cơ thể, tuy nhiên ở một số người bị tiêu hóa kém, khó hấp thụ, dị ứng với protein… thì việc sử dụng yến sào sẽ không mang lại hiệu quả tăng sức đề kháng, chưa kể giá thành của thực phẩm này khá cao nên không phải ai cũng có đủ kinh tế để sử dụng.

Do đó, bạn có thể tìm đến phương pháp tăng tăng sức đề kháng chuyên biệt hơn là sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng từ thảo dược. Trong đó, bạn nên lựa chọn sản phẩm gồm các thảo dược như Phức hệ XTDcomplex (gồm Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương), Diếp cá, Gừng, Hoa hòe, Hoàng cầm… Đây là những thành phần có tác dụng giúp ức chế mạnh virus cúm, virus bại liệt, vi khuẩn lao…; đặc biệt là với RNA-virus, như virus cúm SARS-Cov-2. Từ đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng, ngăn các biến chứng của các bệnh do virus, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Sử dụng và chế biến yến sào thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời chúng ta cũng biết thêm kiến thức để tăng cường sức đề kháng.

Quân Mr