Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi rất dễ bị cảm cúm đặc biệt là những lúc thời tiết thay đổi, giao mùa. Tôi thấy nhiều người bảo ăn tỏi rất tốt, có thể tăng cường sức đề kháng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi ăn tỏi tăng sức đề kháng không? Cảm ơn bác sĩ.” Hoàng Hương (Hà Nội)

Đáp: Chào chị Hương, cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Về thắc mắc của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Thành phần của tỏi có gì?

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong tủ bếp của mỗi gia đình Việt Nam. Tỏi không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của tỏi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu khoa học, cứ 100g tỏi sẽ chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo cùng các dưỡng chất: sắt, canxi, magie, mangan, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin C,…

Tỏi còn chứa hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides giúp kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh; germanium và selen có tác dụng chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do. Bên cạnh đó, lợi ích của tỏi còn tới từ allicin. Chất này giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, khiến các tế bào bạch cầu trở nên khỏe mạnh hơn, làm sạch hệ hô hấp.

2. Ăn tỏi tăng sức đề kháng không?

Với thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng, tỏi là loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Cụ thể, một số công dụng của tỏi đó là:

  • Phòng và điều trị cảm cúm: việc ăn tỏi sống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bị cảm cúm tới 63%. Với những người đã bị cảm cúm, tỏi giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi, rút ngắn 70% thời gian bị cảm.
  • Cải thiện chức năng xương khớp: Các chất vitamin B6, vitamin C, kẽm, mangan có trong tỏi sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành mô liên kết và chuyển hóa xương. Không những vậy, chúng còn kích thích khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến xương trở nên chắc khỏe hơn. Với những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, việc ăn tỏi thường xuyên cũng hỗ trợ giảm đau nhức và làm chậm quá trình loãng xương.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Tỏi còn được biết tới là thực phẩm rất tốt cho hệ tim mạch của chúng ta. Khi ăn tỏi, mức cholesterol xấu trong cơ thể sẽ giảm dần và cholesterol tốt sẽ tăng lên, giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối. Bên cạnh đó, ăn tỏi thường xuyên còn khiến huyết áp ổn định hơn. Đặc biệt với những người bị cao huyết áp, mỗi sáng nên ăn vài tép tỏi để hạ huyết áp.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tỏi sẽ ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, cản trở sự hình thành nitrosamine, ngăn ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra, do có germanium và selen với công dụng chống đột biến tế bào nên tỏi sẽ hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Với những bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ hỗ trợ làm chậm tốc độ tăng trưởng và kích thước khối u tới 50%. Tỏi có thể ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng,…

3. Hướng dẫn ăn tỏi đúng cách để tăng sức đề kháng

Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc chế biến chín cùng các loại thực phẩm khác. Song đặc biệt với những ai có sở thích ăn tỏi sống thì cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trong tỏi sẽ không có allicin tự do và cần có tác dụng của enzyme để phóng thích ra allicin. Vì vậy, bạn nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí 10 – 15 phút, giúp tạo ra chất này, thu được hiệu quả tốt nhất khi dùng.
  • Bạn có thể ngâm tỏi sống với dấm để ăn cùng nhiều loại đồ ăn, vừa tăng hương vị, vừa vẫn giữ được các hoạt chất tốt trong tỏi.
  • Không nên ăn tỏi cùng thịt gà, thịt chó, trứng, cá trắm.
  • Không nên ăn tỏi sống lúc đói. Việc này sẽ khiến niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích, dễ gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Tỏi sống thường để lại mùi khá lâu, thậm chí sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng tới giao tiếp của bạn với người khác. Vì vậy, sau khi ăn tỏi sống hãy ăn kẹo cao su hoặc súc miệng bằng cà phê không đường, nước trà xanh, sữa bò để loại bỏ mùi hôi.

4. Ai không nên ăn tỏi?

Lưu ý, một số đối tượng sẽ không nên ăn tỏi sống vì dễ gây tác dụng ngược, cụ thể:

  • Người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống vì allicin sẽ kích thích thành ruột đang nhạy cảm, dễ gây nghẽn mạch máu, phù nề.
  • Tỏi có tính nóng, vị cay nên những người có tiền sử mắc bệnh về gan không nên ăn tỏi sống vì có thể làm gan tổn thương.
  • Những người có thể trạng yếu không nên ăn tỏi sống để tránh bị loãng khó, sinh đờm, hao máu, phát nhiệt.
  • Bệnh nhân thị lực yếu, có bệnh liên quan tới mắt nên hạn chế ăn tỏi sống. Bởi tỏi có thể làm gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
  • Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS,… không nên ăn tỏi sống.

Chắc hẳn với bài viết trên chị Hương và nhiều bạn có chung thắc mắc ăn tỏi tăng sức đề kháng không đã tìm được câu trả lời cho mình. Mong rằng bạn đọc đã biết được cách bổ sung tỏi giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả và áp dụng thành công. Đặc biệt, trong thời gian dịch cúm Covid-19 đang căng thẳng như hiện nay, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là vô cùng quan trọng để giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế, bạn có thể tìm đến các sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên.

Hiện nay, bạn có thể tham khảo sản phẩm tăng sức đề kháng gồm các thành phần như phức hệ XTDcomplex (Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương), Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm… có tác dụng bảo hộ và điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể, nhờ khả năng ức chế sự xâm nhập, phát triển của virus. Từ đó, hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, đặc biệt là RNA- virus như SARS-Cov-2, cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh do virus.

Quân Mr